Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Ngày 10/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Đối tượng hỗ trợ Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
1) Theo đó Nghị định quy định mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật:
a) Diện tích lúa:
- Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
- Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.
b) Diện tích mạ:
- Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
c) Diện tích cây hằng năm khác:
- Giai đoạn cây con (gieo trồng đến 1/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
- Giai đoạn cây đang phát triển (trên 1/3 đến 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Giai đoạn cận thu hoạch (trên 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
d) Diện tích cây trồng lâu năm:
- Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
- Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại đến năng suất thu hoạch nhưng cây không chết: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại làm cây chết hoặc được đánh giá là cây không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường; vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
2. Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật:
a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp mới trồng đến 1/2 chu kỳ khai thác: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
b) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp trên 1/2 chu kỳ khai thác, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên 03 năm tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
c) Diện tích vườn giống, rừng giống: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
d) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Nhóm cây sinh trưởng nhanh, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
Nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
3. Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản)
a) Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm/hầm): hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
b) Nuôi trồng thuỷ sản trong bể, lồng, bè: hỗ trợ 30.000.000 đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại.
c) Nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức khác: hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
4. Mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai
a) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 15.000 đồng/con đến 30.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 31.000 đồng/con đến 45.000 đồng/con.
b) Chim cút đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 3.000 đồng/con đến 5.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 6.000 đồng/con đến 10.000 đồng/con.
c) Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 500.000 đồng/con đến 600.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 610.000 đồng/con đến 1.500.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 3.000.000 đồng/con.
d) Bê cái hướng sữa đến 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 2.000.000 đồng/con đến 4.000.000 đồng/con; bò sữa trên 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 4.100.000 đồng/con đến 12.000.000 đồng/con.
đ) Trâu, bò thịt, ngựa đến 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 1.500.000 đồng/con đến 3.000.000 đồng/con; trên 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 3.100.000 đồng/con đến 7.000.000 đồng/con.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2025 đồng thời Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát và xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện./.
Chi tiết mời xem Nghị định 09/2025/NĐ-CP
MV
Bài viết cùng danh mục
- Bình Định: Nuôi tôm thắng lớn
- Nghị định cá tra mới với nhiều thay đổi phù hợp
- Quy định mới về miễn thuế đất nông nghiệp
- Hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Từ 30-6: muốn xuất khẩu cá tra phải đăng ký
- Nghiêm cấm khai thác, sử dụng nước ngầm để nuôi trồng các loài thủy sản
- Giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến cá tra và tôm
- Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với một số hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Quy định mới về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi:
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |