Chọn tạo giống hoa cúc mới bằng đột biến phóng xạ

Những năm gần đây, ứng dụng phương pháp chiếu xạ để chọn tạo giống mới là một trong những bước tiến của ngành nông nghiệp. Bằng phương pháp này, các nhà khoa học của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã tạo màu đa dạng cho hoa cúc và sản xuất giống hàng loạt trên cơ sở một số giống nhập nội. Đặc biệt, đây là những giống cúc sạch bệnh, có thể trồng quanh năm, tạo điều kiện cho nông dân kéo dài các vụ hoa, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tiềm năng từ giống hoa cúc mới...

Một giống cúc hoa màu đồng, một giống màu vàng cánh mở và một giống vàng đậm- Đó là 3 giống cúc được chọn tạo bằng công nghệ đột biến mà anh Đỗ Đắc Hồi ở xã Tây Tựu, Từ Liêm Hà Nội đã trồng thử nghiệm bên cạnh các giống hoa địa phương. Theo anh Hồi, ưu điểm nổi trội của 3 giống hoa mới là độ đồng đều và sạch bệnh. Không như trước kia, những tháng mùa hè, cứ 2-3 ngày, những người trồng cúc như anh lại phải phun thuốc trừ sâu bệnh hại. Ngoài ra, chi phí cũng giảm gần 1/3 so với trồng các giống hoa cũ. “Nếu trồng cúc địa phương thì như trong năm nay, 1 sào mất khoảng 10 triệu đồng, nhưng trồng giống hoa của Viện chỉ mất khoảng 7 triệu.”- Anh Hồi nói.Đặc biệt, giống hoa cúc mới có bông to, màu sắc đẹp, lạ mắt nên khách hàng rất ưa chuộng. Vì thế, anh Hồi không lo bấp bênh về đầu ra.

3 giống cúc này là kết quả nghiên cứu sau 4 năm của Thạc sỹ Đào Thị Thanh Bằng, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ gen và các cộng sự tại Viện Di truyền Nông nghiệp VN.

Phương pháp phóng xạ- Hướng lai tạo giống cây trồng mới, an toàn

Theo ThS Bằng, chọn giống cây trồng đột biến bằng phương pháp chiếu xạ là một ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, đã được sử dụng rộng rãi trong việc cải tạo, chọn tạo nâng cao chất lượng các giống cây trồng trên thế giới. Ở Nhật Bản, bằng cách chiếu xạ tia gamma và ion beam, người ta đã chọn tạo được nhiều giống hoa với những màu sắc đa dạng, hạn chế được sâu bệnh. Tuy nhiên tại Việt Nam, công nghệ này vẫn chưa được phổ biến nhiều.

Mong muốn của ThS Bằng là không chỉ chọn tạo ra các giống mới, tạo màu mới cho hoa mà còn phải chọn tạo được những loại hoa có màu sắc độc đáo. Do Viện Di truyền Nông nghiệp không có thiết bị chiếu xạ nên bà đã chọn giải pháp đem mẫu gửi sang bệnh viện K để chiếu tia gamma. Sau hàng trăm thí nghiệm, từ giống cúc màu trắng, bà và các cộng sự đã tạo ra được giống hoa màu vàng; từ giống cúc vàng pha lê, hoa màu vàng cánh ống, nhân được giống hoa màu vàng cánh mở và từ giống cúc tím Đài Loan nhận được giống hoa màu nâu vàng. 

ThS Đào Thị Thanh Bằng cho biết: “Chúng tôi thu được 4 loại đột biến khác nhau, một màu vàng đậm, vàng nhạt, tách riêng thành 2 loại khác nhau, hoa trắng cánh to, dài đẹp, hoa trắng uốn thành ống, rất đẹp.”

Để tìm hiểu phản ứng của thị trường với các giống cúc mới, trực tiếp ThS Đào Thị Thanh Bằng đã đưa hoa ra chợ Quảng Bá để bán và ký gửi tại các quầy hoa. Thành công ngoài mong mỏi của bà, với màu sắc khá lạ mắt, bông to, các giống cúc mới nhanh chóng được khách hàng chấp nhận.

Giống cúc được tạo ra bằng công nghệ chiếu xạ đột biến có thời gian trồng bắt đầu từ tháng 7 hàng năm, kết thúc thu hoạch cuối tháng tư (2 vụ: vụ hè thu và thu đông) tạo điều kiện cho nông dân kéo dài các vụ hoa, chủ động giống, nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, những giống cúc này có bản quyền của Việt nam, nếu trồng đúng quy trình kỹ thuật sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới có thể xuất khẩu.

Ngoài giống cúc, hiện nay bằng công nghệ chiếu xạ tạo đột biến, các nhà khoa học của viện Di truyền Nông nghiệp đang nghiên cứu để tạo ra những giống hoa đột biến như hoa loa kèn bền ngày hơn, hoa hồng nhiều màu sắc, các loại hoa lan ra nở đúng vào dịp Tết.... và các giống cây như bông vải, khoai tây, khoai lang, dâu tằm, chuối, các cây dược liệu có hàm lượng tinh dầu và hoạt chất sinh học cao. Các loại cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải không hạt…

Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với phương pháp tạo giống cây trồng mới bằng biến đổi gene đang gây nhiều tranh cãi thì tạo giống cây mới bằng đột biến phóng xạ được đánh giá là phương pháp có tiềm năng, an toàn. Do vậy, thời gian tới, việc chọn tạo giống cây trồng mới bằng công nghệ chiếu xạ sẽ là giải pháp nhanh, hiệu quả đối với ngành nông nghiệp.

Theo vtc16.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...