Kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng

Ảnh minh họa

 

1. Chọn địa điểm nuôi
- Nguồn nước sạch, chủ động cấp và thay nước.
- Không bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

 

- Đất không bị nhiễm phèn nặng.
- Tiện chăm sóc và quản lý.
- Diện tích nuôi thích hợp 200 – 500 m2.
2. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao được tát cạn, sên vét bùn đáy ao, lấp các lỗ mọi.
- Ao được phơi khô và bón vôi với liều lượng 7 – 10kg/100m2.
- Dùng bột đậu nành 1kg/100m2, DAP 1kg/100m2 nhằm gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
3. Chọn giống và thả giống
3.1. Chọn giống

- Kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh.
- Kích cỡ con giống thả tốt nhất: 80-100g/con hoặc 160-200g/con.
- Đuôi xoè rộng, các tia vây còn nguyên vẹn, nhiều nhớt, mang phùng to, không bị xây xát.
- Hiện nay có thể mua giống từ hai nguồn: từ các cơ sở sản xuất giống và tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống như sau:

3.2 Thả giống
- Mật độ thả thích hợp 2con/m2.
- Thả giống: vận chuyển giống vào lúc sáng sớm và trời mát, trước khi thả vào phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Trước khi thả cá được tắm bằng nước muối 3-5% trong 5-10 phút.
4. Chăm sóc quản lý

- Phân cỡ: cá thả nuôi tốt nhất phải đồng cỡ.
- Cho cá ăn thức ăn tươi sống như tôm, tép, cá nhỏ, trùng đất, … Thức ăn đảm bảo còn tươi sống, được cắt nhỏ, vừa miệng cá, bỏ ruột, vây, đầu và được rửa sạch.
- Lượng thức ăn hằng ngày bằng 3 – 5% trọng lượng đàn cá. Cho ăn vào buổi chiều mát là chủ yếu. Nên bố trí sàn ăn để kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, trung bình 2 sàn ăn cho 100 m2. Ngoài ra, sàn ăn còn dùng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cá.
- Định kỳ thay nước 2 lần/tháng để đảm bảo chất lượng nước tốt , mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước trong ao.
- Trong quá trình nuôi có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường.
- Thường xuyên theo dõi biến động của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Thu hoạch
- Sau 9 – 10 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 400 – 600g/con thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Cá thường có kích cỡ không đều vì vậy những con chưa đủ kích cỡ có thể nuôi tiếp cho đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm.
- Cá bống tượng nuôi trong ao đất thường chui rúc vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng cá bống tượng ngôi lên trên mặt bùn dùng đèn soi bắt. Có nơi còn dùng dòng nước chảy bắt cá vào đêm.

Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ.
Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...