Đồng Tháp: Kỹ thuật nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ảnh minh họa

Thực hiện phương thức tăng thu nhập kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tận dụng thời gian nhàn rỗi. Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy con ba ba có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, phù hợp với môi trường của địa phương, anh Đặng Văn Việt, sinh 1971 (cư ngụ ấp Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) quyết định chọn con ba ba làm vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế gia đình.

Khởi nghiệp, vào năm 2004, anh cải tạo một ao cũ bỏ hoang, diện tích 200m2, anh mua 200 con ba ba thả nuôi, hàng ngày anh đi bắt ốc bươu vàng về cho ăn, nuôi 18 tháng thu hoạch được 200 kg, giá bình quân 120.000 đồng/kg, trừ chi phí còn thu lãi 18 triệu đồng. Có lợi nhuận khá, anh đầu tư mở rộng diện tích ao 1.000m2 và nuôi 1.000 con ba ba, số lượng nhiều, nhu cầu tiêu thụ của ba ba cao, không tận dụng thiên nhiên đủ nên anh phải mua thêm cá vụn để cung cấp thức ăn cho ba ba. Sau hai năm chăn nuôi, anh thu được lợi nhuận 50 triệu đồng. Đời sống khấm khá, anh tiếp tục mở rộng diện tích ao 3.000m2 và tăng số lượng nuôi lên 3.000 con ba ba, kết quả thu hoạch rất phấn khởi, chỉ sau 18 tháng, anh thu lợi nhuận 150 triệu đồng. Thuận bườm xuôi gió, anh tái đầu tư nuôi 02 đợt với 3.000 con ba ba. Chỉ sau 10 tháng và 16 tháng, ba ba phát triển tốt, trọng lượng mỗi con khoảng 300g đến 900g. Chắc chắn rằng, đợt thu hoạch lần này lợi nhuận sẽ tăng cao hơn các lần trước.

Đạt được thành quả trên chính là tính kiên trì học hỏi, nghiên cứu thực tiễn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ sách, báo đã giúp cho anh Việt có được những kiến thức bổ ích vận dụng linh hoạt vào thực tế mang lại hiệu quả thiết thực, kinh tế gia đình ngày khá giả hơn. Kết quả đó được đúc kết kinh nghiệm:

Xây dựng ao nuôi kiên cố, chắc chắn bằng gạch hoặc tiếp lô xi măng, bảo đảm trong suốt thời gian nuôi ba ba không thoát ra ngoài.

Nên thiết kế ao theo kiểu môi trường hoang dã, đáy ao có nơi cạn, nơi sâu.

Ao nuôi phải có hệ thống cấp thoát nước.

Diện tích tùy theo điều kiện hộ nuôi, nhưng tốt nhất là 100m2 đến 600m2/một ao.

Xây dựng ít nhất 02 ao, khi ba ba nuôi được 9 tháng phải tách con đực và con cái nuôi riêng.

Đối với con giống, phải chọn con giống tốt và đồng cỡ.

Về mật độ nuôi, cỡ giống 50 – 100g thả 10 – 15 con/m2; cỡ giống 200g – 500g thả 04 – 07 con/m2; cỡ giống trên 500g thì con đực từ 01 – 02 con/m2, con cái thả từ 03 – 07 con/m2.

Đối với thức ăn của ba ba chủ yếu là động vật như cá, tép, ốc, giun...; ba ba còn ăn được thức ăn công nghiệp; không nên cho ba ba ăn thức ăn thối, mốc; lượng thức ăn hàng ngày khoảng 05 – 08% trọng lượng ba ba; ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ từ 22 – 23 độ C, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá thì ba ba ăn ít hoặc không ăn.

Về quản lý chăm sóc: Làm máng ăn và làm bè nổi để ba ba lên phơi nắng; phải bảo đảm yên tỉnh, nhất là khi phơi nắng hay lên ăn, đồng thời hạn chế đánh bắt gây hoảng sợ; thường xuyên thay nước sạch; bổ sung các vitamin, khoáng chất mỗi tuần một hoặc hai lần; khi thấy ba ba chết, cần phải vớt ra ngay và đưa đến nơi cách ao nuôi tối thiểu 20m, đào hố rãi vôi chôn ba ba.

Với mô hình và kỹ thuật nuôi ba ba của anh Việt đã và đang nhân rộng trong xã Tân Hòa. Đã thành lập Tổ nuôi ba ba, hiện nay có trên 40 hộ đang nuôi ba ba, được anh hướng dẫn kỹ thuật, sau mỗi vụ thu hoạch, từng hộ đều có được lợi nhuận từ 30 đến 100 triệu, tùy theo ao lớn nhỏ. Thực tế cho thấy, các hộ nuôi ba ba ở địa phương anh đều thu được lãi khoảng 70% vốn đầu tư. Chính cách làm hiệu quả trên, anh Đặng Văn Việt (là Hội viên Cựu chiến binh xã Vĩnh Thới) được chọn báo cáo điển hình tiên tiến cấp tỉnh về “Mô hình Cựu chiến binh xây dựng cuộc sống ấm no, bền vững”.

 

Trần Thắng

(UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...