Nghệ An mở rộng nuôi gà an toàn sinh học

Ảnh minh họa

Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An), triển khai mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo quy trình VietGap trên địa bàn hai xã Nam Thượng và Nam Thanh.

Mô hình được triển khai tại 9 hộ chăn nuôi thuộc 2 xã Nam Thanh, Nam Thượng (huyện Nam Đàn), với hơn 4.000 con gà giống sạch bệnh. Trước khi triển khai mô hình, chính quyền hai xã tiến hành chọn hộ tham gia Dự án phải đáp ứng các yêu cầu như: chuồng nuôi, vườn chăn thả, điều kiện, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng và cam kết thực hiện những quy định. Dự án hỗ trợ 100% giá con giống, 30% giá thức ăn, vaccine và hóa chất sát trùng.

Các giống gia cầm đưa vào nuôi là gà Lương Phượng và Sasso lai Lương Phượng bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật và đi tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi an toàn sinh học tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai, các cán bộ kỹ thuật của dự án còn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Nhờ vậy, đàn gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt cao 98%, trong thời gian 2,5 đến 3 tháng tuổi, trọng lượng gà mái đạt từ 1,8 - 2,0kg/con; gà trống từ 2,2 - 2,5kg/con.

Anh Nguyễn Hữu Tình, xóm 3, xã Nam Thượng, nhận nuôi trên 900 con gà giống, do tuân thủ đúng quy tắc như vệ sinh chuồng trại, chăm sóc và thường xuyên xem nhiệt độ chuồng trại... nên đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, quy trình nuôi gà an toàn sinh học theo hướng VietGap yêu cầu khắt khe hơn so với phương pháp nuôi gà truyền thống. Nhờ vậy, gia đình anh đã thu được gần 2 tấn gà, doanh thu hơn 100 triệu đồng.

Kết quả trên cho thấy mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học triển khai tại 2 xã Nam Thượng và Nam Thanh, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo điều kiện cho người nuôi bỏ được tập quán chăn nuôi cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội thoát nghèo cho nông dân. Việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn áp dụng quy trình VietGap như trên cần được tiếp tục nhân rộng trong những năm tới.

Nguồn: www.khoahoc.com.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...