Nuôi ếch trong vèo

Ảnh minh họa

Phong trào nuôi ếch Thái đang phát triển khắp các huyện ở ĐBSCL, nhu cầu SX con giống cũng ngày càng cao, giúp các trại nuôi có cơ hội làm giàu.

Có thể nói hộ nuôi thành công nhất ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là ba anh em Dương Văn Cương, Dương Văn Tân và Dương Hoài Định. Họ đã bỏ ra trên 300 triệu đồng đầu tư nuôi ếch Thái.

Anh Cương cho biết: Trước đây cũng làm nhiều nghề, nuôi nhiều con nhưng thất bại nhiều hơn thành công. Kể từ năm 2011, khi ba anh em bàn nhau hợp tác nuôi ếch, gia đình anh mới vươn lên khá giả. Hiện cả ba đang thả nuôi trên 35 vèo (kích thước 4 x 10m ), mỗi vèo 5.000 con, giống ếch Thái Lan với trên 1,5 triệu con.

Các anh cho biết hằng năm ếch đẻ từ tháng 2 đến tháng 6 ÂL, thời điểm này cũng là lúc thả con giống. Chu kỳ phát triển của ếch chia ra làm 3 giai đoạn: Thời kỳ trứng nở ra nòng nọc, thời kỳ dưỡng ếch con và ếch trưởng thành. Mỗi thời kỳ đều có cách chăm sóc riêng, thức ăn cũng thay đổi, tốt nhất là cho ăn thức ăn viên công nghiệp từ 3 - 4 lần/ngày, tránh đừng để cho chúng bị đói, vì khi đói chúng thường hay cắn xé và ăn thịt lẫn nhau.

Theo anh Cương, nuôi ếch Thái có thể áp dụng nhiều mô hình khác nhau tùy điều kiện tự nhiên. Có người nuôi trong bể xi măng, người nuôi ao, tốt nhất là nuôi trong vèo vừa ít tốn kém, vừa ít hao hụt. Nếu không có đất vườn cũng có thể dùng ni lông làm hồ nuôi trước sân nhà, bên hông nhà hoặc sau hè.

Lợi thế lớn nhất của anh Cương là các vèo được bố trí đều khắp trên mặt nước rộng 2.400 m2, ao lại cạnh bờ sông, nước ra vào tốt nên môi trường vệ sinh khá an toàn. Tuy rằng không phải ai nuôi ếch cũng thành công, nhưng nếu nắm vững kỹ thuật và quy trình chăm sóc tốt thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Lúc mới bắt đầu nuôi, anh Cương phải mua con giống, nhưng hiện nay toàn bộ con giống đều tự SX.

Theo kinh nghiệm của anh Dương Văn Tân (em ruột anh Cương) thì nuôi ếch cho sinh sản không khó nhưng điều quan trọng là phải chọn giống tốt, khỏe mạnh, đồng kích cỡ để tránh tình trạng con lớn ăn con nhỏ. Nên cho ếch bố mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trước khi phối giống. Kế đến là nắm vững kỹ thuật, đặc biệt là cách bố trí ao, hồ, vèo sao cho đúng quy cách, chọn nơi yên tĩnh, tránh ồn ào.

Rút kinh nghiệm thất bại từ nuối cá lóc, lần nầy các anh tỏ ra rất thận trọng từ khâu chọn giống, thức ăn cho đến vệ sinh môi trường. Để tránh hao hụt và thất thoát, theo các anh, vèo nuôi phải rộng, thoáng, mực nước không quá sâu cũng không quá cạn tùy theo tuổi của ếch.

Ếch Thái rất dễ nuôi, mau lớn, tỷ lệ sống trên 95% nhưng với điều kiện người nuôi phải nắm vững các khâu kỹ thuật, nhất là nguồn nước phải bảo đảm an toàn vệ sinh, tuyệt đối không bị nhiễm bẩn, tốt nhất là nước sông hoặc nước ao. Mỗi khi mưa to cần phải thay nước ngay để tránh ếch con bị hư mắt vì trong nước mưa có nhiều axit. Trên mặt hồ nên đặt nhiều tấm vỉ cây hoặc tre, xăm xắp nước cho ếch đeo bám thoải mái.

Ếch một năm có thể thả nuôi từ 2 - 3 vụ tùy theo nguồn con giống. Về mật độ thả nuôi, tùy theo lứa tuổi mà thả dầy hoặc thưa. Đối với ếch dưới 40 ngày tuổi mật độ khoảng 200 con/m2 là vừa. Điều quan trọng nhất là trong quá trình nuôi cần theo dõi, tuyển lựa những con to trong đàn sang nuôi ở hồ khác để tránh con lớn ăn con nhỏ.

Ếch tuy dễ nuôi, tỉ lệ hao hụt, thất thoát không đáng kể (15%) nhưng cũng cần chú ý theo dõi các bệnh về mắt và quẹo cổ để kịp thời xử lý, tránh tình trạng lây lan. Ếch nuôi thịt, sau hơn 3 tháng có thể cân nặng từ 250 - 300 gram/con. Giá ếch thịt hiện nay khoảng 40.000 đ/kg, tuy nhiên cũng có lúc tuột xuống còn 20.000 đ/kg do hàng nhiều dội chợ.

Theo tính toán của người nuôi, bình quân 1,2 - 1,3 hệ số thức ăn cho ra 1 kg ếch thương phẩm. Giá mỗi ký thức ăn dao động từ 13.000 - 23.000 đ/kg. Như thế nếu nuôi đạt, người nuôi vần lấy làm phấn khởi. Với cách làm hiệu quả như trên, trong đợt thu hoạch gần đây nhất, các anh đã xuất được 25 tấn ếch thương phẩm. Sau khi trừ hết các chi phí còn lời 130 triệu đ. Hy vọng vụ này sẽ lãi gần 600 triệu đ/35 vèo ếch. Nếu so với nuôi cá trê, cá lóc, nuôi ếch vẫn lời cao hơn và tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn.

 

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...