Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật

Hình ảnh minh họa, nguồn Internet

Để tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP), bệnh Cúm gia cầm (CGC),ngày 05/12/2024 Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành Tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức giám sát và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết; chủ động triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và các sản phẩm từ thịt động vật không có nguồn gốc, xuất xứ chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh và đặc biệt là các bệnh có nguồn gốc từ động vật lây sang người; Chỉ đạo đơn vị chuyên môn chủ động phối hợp với các địa phương giám sát dịch bệnh; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học một cách phù hợp với kinh tế từng hộ nuôi để đảm bảo phát triển vùng chăn nuôi an toàn sinh học; hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng vắc xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa người và động vật; chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y.

Công an Tỉnh chỉ đạo các đơn vị, Công an huyện, thành phố chủ động phối hợp cơ quan chuyên ngành Thú y và đơn vị có liên quan trong công tác ngăn chặn các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc theo quy định.

Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh (Cục Quản lý thị trường Tỉnh), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Cục Hải quan Tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vào tỉnh theo quy định.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đặt biệt bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, bảo đảm kinh phí để tổ chức triển khai kịp thời, khống chế hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.

Nguồn: 904/UBND-KT

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...