Để sen tỏa ngát hương
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, phần rễ mọc dưới đáy ao, hồ… phần lá nổi trên mặt nước hoặc được đứng vững phía trên mặt nước bởi một cuống. Hoa sen mọc trên những cuống dày nhô cao hơn phần lá.
Sen có nhiều lợi ích kinh tế cao, có thể dùng làm thuốc, ướp trà, dùng làm thực phẩm… Vì thế việc trồng sen để tăng thu nhập cũng rất quan trọng đối với nông dân có điều kiện đất đai phù hợp, chẳng hạn có ao, đầm có thể trồng sen, ruộng quá trũng hoặc phèn không thể trồng lúa có hiệu quả… Tuy nhiên, để có hiệu quả cao, việc trồng sen cần chú ý khâu chọn giống và bón phân như sau:
Chọn giống: Giống sen Trâu thường được chọn để trồng với mục đích lấy hạt. Giống này có kích thước thân, lá, hoa và gương to; hoa có màu hồng đậm. Nếu vì mục đích lấy ngó, thì chọn giống có thân, lá, hoa nhỏ hơn; hoa có màu hồng nhạt. Chọn cây sen giống có 2 lá lớn, khỏe, thân, lá không bị gãy, thân ngầm (ngó) chưa phát triển quá dài dễ gãy. Giữ cây con cẩn thận trong mát, không bị héo trước khi trồng.
Cách trồng: Không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn làm sen dễ bị nổi lên. Trồng cây cách cây 2m x 2m, khoảng 250 cây/1000m2. Sau trồng giữ mực nước trong ao, hồ, ruộng khoảng 20 - 25cm. Sau 10 ngày cây bén rễ nếu có cây bị chết cần giặm cho đủ. Sau thời gian này, giữ mực nước tăng dần theo sự phát triển cây sen và khống chế trên dưới 50cm là tốt nhất.
Liều lượng và cách bón phân cho 1.000m2 ao sen: Phân có thể dùng super lân, urê và KCl. Bón lót toàn bộ phân lân trước khi trồng với lượng khoảng 40kg. Sau đó cứ sau 15 ngày bón thúc 1 lần với khoảng 2kg urê + 10kg super lân/1.000m2. Bón thúc lần 5 có thêm kali với lượng vài trăm gram/1.000m2. Trước khi bón nên thay đổi nước trong ao trồng sen cho nước mới có phù sa vào và giữ cố định ở mức nói trên.
Sen cần bón cân đối đạm, lân và kali để tạo ra nhiều bông hoa đẹp nên cần thường xuyên bón phân. Nếu thiếu phân, cây cho hoa không ấn tượng, lá vàng và cây yếu. Mặt khác do sen trồng trong điều kiện ao, ruộng ngập nước sâu nên có thể kết hợp nuôi một số loài cá và động vật thủy sinh. Để môi trường trong ao tốt, khi bón phân cần chú ý loại phân và sử dụng đúng liều lượng. Bón phân không gây ngộ độc cho động vật thủy sinh, nguồn nước và không kích thích tảo mọc nhiều. Lưu ý không nên bón phân dạng DAP hoặc phân gà vì chúng sẽ giúp tảo mọc dày, cạnh tranh oxy và đất sống với sen.
Báo Nông thôn ngày nay
Bài viết cùng danh mục
- Kỹ thuật điều khiển chanh ra hoa vụ nghịch
- Trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính
- Kết quả trình diễn phân bón vi sinh Bio – One trên ruộng lúa
- Nhà vườn Châu Thành bước đầu thành công trong việc phòng trừ sâu đục trái
- Quảng Trị: Hiệu quả mô hình trồng lạc mật độ cao
- Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi
- Làm giàu từ mô hình trồng mía theo cánh đồng mẫu lớn
- Sản xuất lương thực, thực phẩm sạch đang lên ngôi
- Một số giải pháp phòng chống hạn và mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Nhân giống khoai sọ bằng phương pháp nuôi cấy mô
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |