Trồng thanh long ruột đỏ theo chuẩn Việt GAP
Tháng 1-2010, UBND xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc) đồng ý cho 5 hộ dân tham gia dự án trồng thanh long ruột đỏ theo hướng Việt GAP thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất thanh long. Tuy mới bước đầu đi vào hoạt động nhưng THT đã làm tốt vai trò hướng dẫn người trồng thanh long sản xuất theo quy trình Việt GAP và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Tháng 12-2009, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án "Xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng Việt GAP" tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc. 5 hộ dân có kinh nghiệm trồng thanh long đã được chọn tham gia dự án trên diện tích 2 ha. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí và được cung cấp giống, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật sản xuất theo hướng Việt GAP. Ngay từ khi mới thành lập, các hộ dân tham gia THT đã bắt tay vào việc tiếp nhận và chuyển giao những thông tin, kỹ thuật mới trong việc trồng, chăm sóc cây thanh long như: theo dõi tiến độ sản xuất, sản lượng, thời gian thu hoạch, hướng dẫn người trồng thanh long không lạm dụng thuốc kích thích, không dùng thuốc bảo vệ thực vật trước thời gian thu hoạch 14 ngày, nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng chất lượng và bảo đảm an toàn. Ông Mai Văn Tiết, Tổ trưởng THT sản xuất thanh long ruột đỏ cho biết, THT tổ chức sinh hoạt 1 tuần/lần, qua đó các tổ viên báo cáo về tình hình dịch bệnh trên cây và cùng nhau thống nhất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình của Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Bên cạnh đó, các tổ viên có điều kiện chia sẻ với nhau trong việc chăm sóc vườn cây và học hỏi kinh nghiệm về phòng trừ sâu bệnh và thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ.
Đến nay, theo đánh giá của Sở Khoa học và công nghệ, hầu hết những nông dân tham gia mô hình đều thực hiện đúng theo quy trình sản xuất của Việt GAP. Đến nay, cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt, sau 8 tháng một số cây thanh long đã cho trái bói. Dự kiến, tháng 3-2011 sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên, năng suất ước đạt 10 tấn/ha. Theo tính toán của bà con nông dân, với giá bán hiện nay từ 25.000-30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí nông dân lãi hơn 100 triệu đồng/ha. Ông Phạm Tấn Phước, Chủ nhiệm dự án cho biết, vườn thanh long trong dự án hy vọng sẽ đạt năng suất và chất lượng cao hơn so với những vườn thanh long bên ngoài. Bên cạnh đó, nhờ có THT nên người dân đã biết cách liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế.
Ngoài việc tham gia dự án trồng thanh long ruột đỏ theo hướng Việt GAP, THT còn là đầu mối liên kết những hộ trồng thanh long với nhau nhằm tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm để góp phần nâng cao vị thế trái thanh long. Ông Nguyễn Đình Lưu, thành viên của THT cho biết, thời gian qua, việc tiêu thụ trái thanh long của bà con xã Bông Trang phụ thuộc vào thương lái nên không tránh khỏi tình trạng bị ép giá. Hơn nữa, những hộ trồng thanh long "mạnh ai nấy lo" nên chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất tới tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, THT cũng đã liên hệ với một số công ty chế biến và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để có đầu ra bền vững, giá cả ổn định, hạn chế rủi ro để người dân yên tâm sản xuất.
Toàn xã Bông Trang hiện có hơn 20 ha đất trồng thanh long, hiệu quả bước đầu của THT là tạo ra phong trào nông dân hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. THT là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ thanh long. Đây là một mô hình hợp tác sản xuất cần nhân rộng, tạo điều kiện đưa trái thanh long ra thị trường.
Mộc Hoa Lê
Nguồn http://nongdan.com.vn
Bài viết cùng danh mục
- Đồng Tháp: Nông dân Tam Nông thu hoạch lúa Thu Đông trúng mùa trúng giá
- Nông dân xây thương hiệu
- Thái Bình: Hội nghị đầu bờ mô hình lúa lai N.ưu 69
- Bắc Kạn: Hội thảo mô hình máy gặt đập lúa liên hợp
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nuôi cá rô đầu vuông tại Côn Đảo đạt hiệu quả cao.
- Xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự tăng vụ tăng thu nhập cho người dân
- Thị xã Hồng Ngự hội thảo sử dụng giống lúa chất lượng vụ thu đông
- Phân đa yếu tố cho chè VietGAP
- Thu lãi lớn từ trồng gừng trong bao
- Lúa vụ 3 trúng lớn
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |