Điển hình nuôi rô phi tại Thái Bình
Ông Ngô Duy Tuấn là hộ nuôi thủy sản có truyền thống tại (xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) với nhiều đối tượng nuôi như: cá rô phi, cá trắm đen, cá lăng chấm… Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, ông Tuấn đã tham gia mô hình “Liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm”.
Tham gia mô hình với 1 ao có diện tích 1,3 ha, ông thả 39.000 cá rô phi giống với cỡ 4 - 6 cm, mật độ 3 con/m2. Giống rô phi có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình. Thức ăn công nghiệp của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, dạng viên mịn, thành phần protein 25%. Bên cạnh đó, ông Tuấn còn nuôi kết hợp cá rô phi với tôm sẽ giảm được những thiệt hại do bệnh gây ra trên tôm; trong khi, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng. Vì vậy, ông mạnh dạn thả thêm 65.000 con tôm thẻ chân trắng (TTCT), mật độ 5 con/m2. Tôm được quây nuôi trong ao có diện tích 300 m2 theo quy trình nuôi TTCT thâm canh sau 20 ngày mới đưa ra ao nuôi cá rô phi.
Qua 6 tháng triển khai, trọng lượng bình quân cá đạt 790 g/con, đặc biệt có con đạt 1,1 kg, TTCT đạt 80 con/kg, thu hoạch khoảng 22 tấn cá, 320 kg tôm. Nhờ thực hiện quy trình nuôi nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn tới môi trường giúp cá rô phi VietGAP khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất tốt, TTCT cho chất lượng tốt, sáng bóng và không bị dịch bệnh trong quá trình nuôi. Với giá cá rô phi là 32.000 đồng/kg, TTCT 120.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông thu về khoảng 180 triệu đồng. Ông Tuấn phấn khởi khẳng định mô hình đã mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài mô hình 33%.
Chia sẻ về bí quyết tiết kiệm chi phí, ông Tuấn cho biết, trong quá trình nuôi, cần bổ sung thức ăn tự chế cho cá. Nguyên liệu bao gồm cá tạp, cám gạo, đỗ tương trộn lẫn vào nhau sau đó nghiền nhỏ, đây là những nguyên liệu có sẵn địa phương, chí phí khá rẻ. Ngoài ra, ông còn tận dụng phụ phẩm để sản xuất thức ăn xanh, cụ thể là rau muống xay nhỏ cùng với cám gạo ủ ngâm chua 4 - 5 ngày sau đó cho cá ăn. Ngày cho ăn 2 lần vào 8 giờ sáng và 16 giờ chiều. Cho ăn khoảng 2 - 5% tổng khối lượng cá. Ông Tuấn cũng thường xuyên trộn Vitamin C vào thức ăn ở những thời điểm giao mùa giúp tăng khả năng đề kháng đề cho cá, tôm. Kết quả cho thấy, cá nuôi của gia đình ông Tuấn lớn rất nhanh, gấp 1,5 lần so nuôi thông thường.
Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Thị trường gạo 2018 sẽ sôi động hơn
- Rau sạch Yên Dương: Ngon tại giống, sạch tại tâm
- Đồng Tháp: Công bố 16 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2017
- Sa Đéc sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 2 triệu giỏ hoa Tết 2018
- Tham gia chuỗi sản xuất trứng cút sạch XK sang Nhật, thu 40 - 50 triệu đồng/tháng
- Con tôm 'ôm' cây lúa, một vốn bốn lời
- Thu nhập 40 triệu đồng/năm từ vườn tre 1.000m2
- Trồng bông súng cho thu nhập khá
- Làm giàu từ đa canh trên rốn lũ
- Hiệu quả từ mô hình trồng sen
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |