Định hướng nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả
ĐTO - Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp phối hợp các địa phương triển khai phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Tháp, thời gian qua, ngành nông nghiệp chủ động phối hợp các huyện, thành phố tận dụng tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, đưa quy trình canh tác mới, hiệu quả vào sản xuất thông qua việc triển khai thực hiện và nhân rộng một số mô hình nông nghiệp. Đồng thời khuyến khích việc ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm khai thác thế mạnh các loại cây trồng, vật nuôi. Từ đó, hình thành các mô hình kinh tế hiệu quả.
Điển hình là mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười. Mô hình đã áp dụng việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, cấp nguyên chủng; áp dụng cơ giới hóa toàn diện từ khâu làm đất, làm mạ, cấy lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái, thu hoạch, cuộn rơm; bón vùi phân 1 lần cho cả vụ nhằm giảm thất thoát và tăng hiệu suất sử dụng phân bón; áp dụng qui trình ước khô xen kẽ; quản lý sâu rầy bằng mạng lưới giám sát sâu rầy thông minh... Từ đó, mô hình giúp giảm chi phí sản xuất, công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người dân, tạo được vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiến tới thực hiện cánh đồng lớn. Điều này mang lợi nhuận cao hơn từ 5 - 8 triệu đồng/ha so với phương pháp sản xuất cũ.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Tam Nông triển khai: mô hình sản xuất lúa giống; mô hình phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay; mô hình cánh đồng lớn; mô hình giảm giá thành trong sản xuất áp dụng biện pháp bón vùi phân; mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ. Đặc biệt mô hình trình diễn lúa - vịt - cá đồng được xem là mô hình mới tạo thêm nguồn sinh kế, tăng thu nhập cho người nông dân vùng lũ. Vụ đông xuân 2019 - 2020 và vụ hè thu 2020, toàn huyện có 10ha sản xuất 2 vụ lúa kết hợp thả vịt và cá đồng, mang lại thu nhập 30 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đánh giá cao nhiều mô hình sản xuất hiệu quả khác như: mô hình khắc phục vàng lá thối rễ, chết xanh cây có múi tại huyện Lai Vung, mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi heo an toàn sinh học tại huyện Tháp Mười, mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm...
Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định: “Để phát triển các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, các ngành, địa phương đã chú trọng tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc các mô hình cây trồng, vật nuôi mới. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình du lịch trên nền tảng nông nghiệp, nhất là loại hình du lịch cộng đồng; phát huy vai trò doanh nhân, doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo và định hướng đầu tư, kinh doanh, đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, gắn kết nguồn lực và tham gia chuỗi các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Đồng thời khuyến khích liên kết hình thành vùng sản xuất tập trung nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ; đưa cơ giới hóa, tự động hóa vào từng khâu sản xuất; lựa chọn và chuyển đổi giống cây trồng có hiệu quả, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác...”.
Định hướng nhân rộng các mô hình hiệu quả
Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, tỉnh sẽ tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông mới đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp và gắn với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình như: thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận mã số vùng trồng gắn với liên kết tiêu thụ; sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường...
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết: “Để nhân rộng mô hình hiệu quả, địa phương sẽ tuyên truyền, vận động nông dân tham gia dự án, trước tiên cần thay đổi tập quán, áp dụng theo quy trình kỹ thuật và các biện pháp sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo ngành chuyên môn huyện quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện các mô hình sinh kế. Đồng thời khuyến khích nông dân thực hiện các hình thức liên kết, đẩy mạnh phát triển nhân rộng vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP và thực hiện đồng bộ quy trình trên diện rộng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đạt yêu cầu chất lượng, đáp ứng yều cầu cho thị trường xuất khẩu...”.
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh thực hiện mô hình đột phá, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện, thành phố nghiên cứu triển khai khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, làm căn cứ để đưa vào sản xuất đại trà. Các sở, ban, ngành và các địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất riêng của từng địa phương như: hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, chất lượng cao...
Theo Báo Đồng Tháp Online
Bài viết cùng danh mục
- Ngành hàng cá tra đối mặt với thách thức giữa bão dịch Covid-19
- Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng cà na Thái
- Điển hình nuôi rô phi tại Thái Bình
- Thị trường gạo 2018 sẽ sôi động hơn
- Rau sạch Yên Dương: Ngon tại giống, sạch tại tâm
- Đồng Tháp: Công bố 16 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2017
- Sa Đéc sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 2 triệu giỏ hoa Tết 2018
- Tham gia chuỗi sản xuất trứng cút sạch XK sang Nhật, thu 40 - 50 triệu đồng/tháng
- Con tôm 'ôm' cây lúa, một vốn bốn lời
- Thu nhập 40 triệu đồng/năm từ vườn tre 1.000m2
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |