An Giang: Nông dân vẫn vững lòng tin với Global GAP
“Dù 3 năm liên tiếp, việc ký kết hợp đồng với các công ty bị gián đoạn, nhưng chúng tôi vẫn vững lòng tin bởi mô hình đã lựa chọn. Dù còn khó khăn, thiếu ổn định, nhưng tin rằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất của Global GAP chính là hướng đi mới để nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững” - nông dân Huỳnh Văn Dũng nói.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở An Giang không ngừng phát triển nhưng thiếu ổn định, điệp khúc “trúng mùa rớt giá” thường xuyên xảy ra, không đảm bảo lợi nhuận cho nông dân. Đối với nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, việc tuân thủ các điều kiện hạt gạo đạt chất lượng là không hề dễ dàng, song đầu ra vẫn còn bấp bênh, lợi nhuận không đảm bảo tương xứng với những gì bà con đã đầu tư.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú, từ năm 2009 đến nay, đã có 5 công ty ký kết hợp đồng với nông dân Bình Chánh sản xuất lúa Jasmine theo tiêu chuẩn Global GAP. Do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là chi phí đánh giá tiêu chuẩn quá lớn (hơn 300 triệu đồng), hoặc do xuất khẩu không được nên họ lần lượt ra đi... Có công ty ký hợp đồng được 1 vụ, đến vụ kế tiếp thì đòi giá thu mua thấp hơn giá thị trường, thế là hợp đồng không thực hiện được. Trong khi tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra đòi hỏi ngày càng cao, giá bán lại không tăng nhiều nên nông dân ngại tham gia. Chính điều này, địa phương không thể mở rộng diện tích vùng trồng lúa Global GAP.
Tương tự, tại vùng trồng lúa Global GAP Vĩnh Khánh, nông dân Huỳnh Văn Dũng cho biết, năm 2010 được Công ty ADC ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhưng từ năm 2011 đến 2013, không có công ty nào chịu ký kết hợp đồng với nông dân. Lý do đơn giản là không có đầu ra. Thời điểm đó, nông dân vẫn làm và cố gắng giữ mô hình Global GAP. Giá lúa lúc bấy giờ không như mong muốn, nhưng bà con nhận thấy ưu thế của Global GAP, vì mấy năm nay khi tới vụ thu hoạch Jasmine thì thương lái vẫn tìm đến và hỏi mua mấy chục héc-ta cao hơn giá thị trường 100 đồng/kg. Nông dân tự tin vì lúa của Global GAP lúc nào cũng rất đạt và đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn về ẩm độ, độ thuần, tỷ lệ gãy gạo...
“Bất cứ lúc nào thị trường cần, chúng tôi đều có thể đáp ứng. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở nhóm nhỏ như thế này thì gạo sản xuất đạt tiêu chuẩn toàn cầu cũng chỉ có thể đóng gói và đưa đến các siêu thị thôi. Nhà nước cần có giải pháp để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được nhân rộng hơn nữa thì mới có điều kiện đưa sản phẩm lúa sạch của An Giang xuất khẩu ra nước ngoài “- nông dân Huỳnh Văn Dũng trăn trở.
Niềm tin của nông dân trong vùng trồng lúa Global GAP Vĩnh Khánh càng trở nên mạnh mẽ hơn khi vụ đông xuân này được ký hợp đồng tiêu thụ lúa với Công ty TNHH Lương thực - Thủy sản XNK Tấn Vương, với tổng diện tích sản xuất 33 héc-ta. Trong các điều kiện 2 bên thỏa thuận, nông dân có thêm phấn khởi là được công ty đầu tư giống, hỗ trợ chi phí phân bón 5 triệu đồng/héc-ta. Sau khi thu hoạch, công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm, với giá cao hơn thị trường đến 10%. Ngược lại, nếu công ty không mua thì coi như hủy bỏ toàn bộ chi phí đầu tư của họ đã bỏ ra cho nông dân. “Nếu vụ này, Công ty Tấn Vương thu mua ngon lành thì tui nghĩ, nông dân bên ngoài sẽ nhảy vô vùng Global GAP nhiều hơn”- nông dân Dũng hy vọng.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang Nguyễn Hữu An nhận định, năm nay do thời tiết lạnh nên lúa làm đòng chậm hơn so mọi năm, nhưng mã lúa trong vùng Global GAP Vĩnh Khánh vẫn phát triển tốt. Về dịch hại thì không có điều gì phải lo vì nông dân ở đây kiểm soát chặt chẽ. Làm đúng theo nguyên tắc của “1 phải, 5 giảm”, đạo ôn sẽ không phát triển mạnh, rầy nâu trong phạm vi quản lý được, không cần phải can thiệp bằng thuốc, chỉ cần bà con chăm sóc, theo dõi thường xuyên từ nay đến cuối vụ. Ông Nguyễn Hữu An cũng đánh giá cao việc nông dân chủ động ứng dụng “Công nghệ sinh thái” trồng hoa trên bờ ruộng, giúp thu hút thiên địch, vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường, vừa giúp tiết kiệm chi phí.
Theo Báo An Giang Online.
Bài viết cùng danh mục
- Thăng trầm nghề nuôi trăn đất
- Người nông dân dám nghĩ, dám làm
- Bến Tre: Băn khoăn trước vụ sò mới
- Tiền Giang: Nghề nuôi cá cảnh và những bước thăng trầm
- Tiêu đầu mùa bị thương nhân nước ngoài ép giá
- Xuất khẩu gạo - nỗi lo chất lượng
- Nuôi ngựa khai thác huyết thanh
- Đồng Tháp: Nông dân thăm đồng ngày tết
- Đắk Lắk: Nuôi voi khoái hơn làm giám đốc
- Gặp nông dân “biến” dưa hấu thành… thỏi vàng
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |