U60 khởi nghiệp làm dưa kiệu

ĐTO - Thất bại từ nghề trồng kiệu giống nhưng cô Nguyễn Thị Cưng ở ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông không bỏ cuộc. Ở tuổi 60, cô vẫn tìm tòi, xây dựng lại sự nghiệp bằng nghề làm dưa kiệu. Nhờ sản phẩm chất lượng và mang hương vị riêng nên hiện nay sản phẩm của cô đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, tin dùng...
“Từ những khách hàng thân quen trong xóm, đến nay, sản phẩm của cô đã đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với sản lượng trung bình dịp Tết là 8.000 keo (tương đương trên 10 tấn kiệu tươi). Tuy quy mô chưa quá lớn, nhưng đây là hướng phát triển kinh tế hiệu quả trong thời điểm hiện tại, đồng thời góp phần mang lại giá trị cao hơn cho cây kiệu Phú Hiệp quê tôi”, cô Cưng tâm sự.
Dù sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng mỗi lần nhớ về thời điểm gian nan từ trồng, thất bại rồi chuyển sang làm dưa kiệu, cô Cưng cũng khá bùi ngùi. Cô kể: “Thời điểm năm 2008, thất bại với nghề trồng kiệu phải bán đi 100 công đất ruộng để trả nợ, cô mất hết tinh thần và nghĩ sẽ không liên quan đến cây kiệu nữa. Thế nhưng, vì nhớ nghề nên thời gian rảnh rỗi cô lại đem kiệu ra cắt, gọt làm dưa. Làm dư, cô lại đem tặng bạn bè, người thân dùng thử. Dần dần mọi người thấy ngon nên khuyên làm để bán, nghĩ đây cũng là cơ hội để bám nghề nên cô quyết định thử “khởi nghiệp””.
Với tên “Dưa kiệu Thành Công 2”, năm 2015, cô bắt tay vào khởi nghiệp làm dưa kiệu. Khi đó cô nghĩ trước tiên để sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, chấp nhận thì sản phẩm phải ngon, chất lượng. Ngoài việc đến từng ruộng kiệu lựa chọn sản phẩm đồng đều, trong khâu chế biến, cô cũng phải đảm bảo vấn đề sạch, an toàn, không dùng chất bảo quản. “Nếu ai đã từng sử dụng sản phẩm của cô sẽ cảm nhận được vị truyền thống của dưa kiệu xưa, cô không dùng chất bảo quản trong sản phẩm, chủ yếu chỉ dùng công thức truyền thống của gia đình là dùng giấm gạo, đường ướp kiệu. Tuy nhiên, có lẽ do chất lượng kiệu Phú Hiệp khá đặc trưng nên cho ra sản phẩm ngon, giòn mà ít nơi nào có”- cô Cưng chia sẻ.
Nhờ sản phẩm chất lượng và mang hương vị đặc trưng riêng, nên sản phẩm dưa kiệu của cô Cưng nhanh chóng được khách hàng ưa chuộng. Từ những khách hàng đi đường, đến nay qua truyền miệng, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện ngoài thị trường chính ở TP.Hồ Chí Minh, sản phẩm dưa kiệu của cơ sở cô Cưng cũng đã góp mặt trong siêu thị Tứ Sơn ở An Giang. Trung bình mỗi tháng, cơ sở cô Cưng tiêu thụ khoảng 500kg đến 1 tấn kiệu tươi. Vào những tháng cuối năm, sản lượng này tăng gấp 3 lần, có thể lên đến trên 10 tấn kiệu tươi. Nhờ đó, tiêu thụ một lượng lớn kiệu cho vùng đất Phú Hiệp, Tam Nông.
Năm 2020, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sản phẩm dưa kiệu của cô Cưng, khi “Dưa kiệu Thành Công 2” vinh dự đạt chứng nhận 3 sao sản phẩm OCOP. Điều này một lần nữa chứng minh được chất lượng sản phẩm đã chinh phục được thị trường và người tiêu dùng. Cô Cưng cho biết, thời gian tới, cô sẽ cố gắng hoàn chỉnh thêm sản phẩm từ thiết kế, bao bì đến việc tăng quy mô sản xuất, trong đó đó việc kết nối với các hộ xung quanh để cùng xây dựng cho nhãn hiệu “Kiệu Phú Hiệp”...
Ngoài việc tìm được hướng đi mới cho cây kiệu quê nhà, cô Cưng cũng đóng góp công sức không nhỏ cho vấn đề an sinh xã hội tại địa phương, khi tạo nhiều việc làm thường xuyên cho người lao động tại địa phương, đặc biệt là lao động thời vụ vào dịp Tết. Với mức thu nhập từ vài chục, đến vài trăm ngàn đồng/ngày, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.
5 năm, khoảng thời gian không dài, tuy nhiên bằng tâm huyết và sự cố gắng của mình, cô Cưng đã dần khẳng định được chỗ đứng cho sản phẩm kiệu Phú Hiệp trên thị trường. Quan trọng hơn, đây được xem là hướng đi hiệu quả giải quyết bài toán nâng cao giá trị nông sản cho quê hương. Điều này, thậm chí nhiều bạn trẻ còn khó thực hiện. Cô Cưng cho biết: “Tôi nghĩ khởi nghiệp có thể dành cho mọi lứa tuổi. Quan trọng là quyết tâm muốn thay đổi cuộc sống, đóng góp một điều nhỏ gì đó cho quê hương bằng việc làm của mình thì khó khăn nào cũng vượt qua và sẽ thành công”.
Theo Báo Đồng Tháp Online
Bài viết cùng danh mục
- Trồng sầu riêng - hướng đi mới cho nhà vườn huyện Châu Thành
- Mô hình trồng nho thân gỗ của ông Nguyễn Văn Dũng
- Thăm vườn rau má công nghệ cao của anh Beo
- Anh Nguyễn Văn Chào - Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở vùng biên
- Những vườn nho trĩu quả trên Đất Sen hồng
- “Trí ốc” giàu từ ốc…
- Từng bước làm quen với sản xuất sinh học
- “Kỹ sư nông dân” với sáng chế máy chẻ củi
- Người phụ nữ hơn 30 năm gắn bó với cây xoài
- Bỏ đóng ghe sang trồng nho...
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |