Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 15/02/2011 đến 21/02/2011
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1. Thời tiết:
Tuần qua thời tiết các nơi trong tỉnh ngày nắng gián đoạn, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù, gió hướng Đông - Đông Nam, cấp 2 - 3.
+ Nhiệt độ: - Trung bình: 25,5 0C - Cao: 30,7 0C - Thấp: 21,8 0C
+ Ẩm độ: - Trung bình: 82,7 % - Cao: 86 % - Thấp: 80 %
+ Tổng lượng mưa: 0,0 mm.
+ Số giờ nắng: 18,6 giờ.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
2.1. Cây lúa:
v Lúa Đông xuân 2010 - 2011: Xuống giống 206.941 ha, trong đó:
- Đẻ nhánh: 739 ha - Làm đòng: 14.156 ha
- Trỗ chín: 136.581 ha
- Thu hoạch: 55.465 ha, năng suất bình quân: 6,93 tấn/ha
v Lúa Hè thu 2011: Xuống giống 31.265 ha (chủ yếu ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh), trong đó:
- Mạ: 28.185 ha - Đẻ nhánh: 3.080 ha
2.2. Cây trồng khác:
* Hoa màu Đông xuân 2010-2011: Xuống giống được 7.568,3 ha, thu hoạch 4.189,9 ha, gồm:
- Bắp: 931 ha |
- Thu hoạch: 522 ha, năng suất 15 - 20 tấn/ha |
- Dưa hấu: 1.096,2 ha |
- Thu hoạch: 852 ha, năng suất 20 - 25 tấn/ha |
- Ớt: 987,7 ha |
- Thu hoạch: 226,2 ha, năng suất 8 - 10 tấn/ha |
- Rau muống lấy hạt: 615,5 ha |
- Thu hoạch: 114 ha |
- Sen: 638,5 ha |
- Thu hoạch: 548 ha |
- Cây có củ: 468,1 ha |
- Thu hoạch: 14,7 ha, năng suất 20 - 25 tấn/ha |
- Đậu các loại: 435,2 ha |
- Thu hoạch: 215,3 ha, năng suất 1,5 - 2 tấn/ha |
- Lác: 85 ha |
- Thời gian sinh trưởng: 85 - 95NSKG |
- Mè: 45,5 ha |
- Thu hoạch: 4 ha |
- Rau dưa các loại: 2.265,6 ha |
- Thu hoạch: 1.693,7 ha |
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY:
v Lúa Đông xuân 2010 - 2011
- Tình hình rầy vào đèn: Rầy bắt đầu di trú với mật số cao từ đêm 10/02/2011, cao điểm tại: bẫy đèn thị trấn Thanh Bình - Thanh Bình: 20.700 con/bẫy (đêm 10/02), bẫy đèn Mỹ Thọ - Cao Lãnh: 37.600 con/bẫy (đêm 11/02), 19.270 con/bẫy (đêm 12/02), 16.850 con/bẫy (đêm 13/02), bẫy đèn Mỹ Tân - Tp. Cao Lãnh: 60.410 con/bẫy (đêm 14/02), bẫy đèn Tân Thành A-Tân Hồng: 75.200 con/bẫy (đêm 15/02), 180.000 con/bẫy (đêm 16/02).
- Rầy nâu: Gây hại 3.519,4 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó có 5 ha nhiễm nặng, mật số 4.000 - 5.000 con/m2, 228 ha nhiễm trung bình, mật số 1.500 - 3.000 con/m2, còn lại nhiễm nhẹ; chủ yếu rầy tuổi 5 và trưởng thành. Diện tích nhiễm giảm 7.026,2 ha so với tuần trước. Diện tích phòng trừ trong tuần là 2.105 ha.
- Sâu cuốn lá: Gây hại 405 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó 95 ha nhiễm trung bình, mật số 20 - 40 con/m2, còn lại nhiễm nhẹ; giảm 1.295 ha so với tuần trước.
- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ 1.150 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, với tỷ lệ bệnh 5 - 10%, giảm 2.059 ha so với tuần trước.
- Bệnh lem lép hạt: Gây hại 2.950 ha lúa giai đoạn trỗ chín, trong đó 3 ha nhiễm trung bình, tỷ lệ 11 - 13%, còn lại nhiễm nhẹ. Diện tích nhiễm giảm 2.038 ha so với tuần trước.
- Chuột: Gây hại 356 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó 10 ha bị hại trung bình, tỷ lệ 5 - 10%, còn lại bị hại ở mức nhẹ; giảm 323 so với tuần trước.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại 461 ha lúa giai đoạn trỗ chín, trong đó nhiễm trung bình 32 ha, tỷ lệ 5 - 10%, còn lại nhiễm nhẹ. Diện tích nhiễm tăng 59 ha so với tuần trước.
Ngoài ra muỗi hành, sâu đục thân, sâu cắn chẽn, bọ xít hôi, lúa cỏ, bệnh đốm nâu, đốm vằn, cháy bìa lá, vàng lá, than vàng xuất hiện và gây hại nhẹ.
v Lúa Hè thu 2011
- Rầy nâu: Gây hại 2.230 ha lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, trong đó nhiễm trung bình 250 ha, mật số 1.500-2.000 con/m2, còn lại nhiễm nhẹ, chủ yếu là rầy trưởng thành.
- Sâu cuốn lá: Gây hại ở mức trung bình 70 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh với mật số 50 - 100 con/m2.
- Bệnh đạo ôn: Gây hại nhẹ 50 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tỷ lệ 5 - 10%.
* Hoa màu: Các đối tượng sâu bệnh như bọ trĩ, rầy mềm, sâu ăn tạp, chết cây con, héo rũ, sương mai, thán thư, ... xuất hiện rải rác và gây hại nhẹ.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:
- Rầy nâu: Do lúa Đông xuân trong tỉnh đang giai đoạn chín - thu hoạch nên rầy còn tiếp tục di trú kéo dài đến cuối tháng 2/2011 với mật số không đồng đều ở các nơi. Dự báo từ 25/2 - 05/3/2011 sẽ có đợt rầy cám mới nở rộ với mật số rất cao trên hầu hết diện tích lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ. Nếu không chủ động phòng trừ tốt nhiều khả năng sẽ bị cháy rầy cục bộ.
- Sâu cuốn lá: Gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ.
- Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông, bệnh cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo sạ giống nhiễm như Jasmine, VD 20, nếp, OM 4900,…
- Chuột: Tiếp tục gây hại, chủ yếu ở những diện tích gần vườn, bờ bao, chung quanh nhiều cây cỏ rập rạp.
Ngoài ra, sâu đục thân, muỗi hành, vàng lá, đốm nâu, đốm vằn, lem lép hạt, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ.
IV. ĐỀ NGHỊ:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mật số rầy di trú để có kế hoạch xuống giống vụ Hè thu tập trung, đồng loạt và né rầy hiệu quả, hạn chế thấp nhất sự xuất hiện và gây hại của bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Cần che chắn nước kịp thời cho lúa còn non và tháo nước ra ngay khi mật số rầy di trú giảm.
- Thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3, mật số hơn 3 con/tép xử lý ngay bằng thuốc chống lột xác, nếu mật số rầy quá cao có thể sử dụng thuốc lưu dẫn để giảm nhanh mật số, hạn chế ảnh hưởng đến năng suất; trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên, giúp tăng hiệu quả sử dụng thuốc; Lúa giai đọan trỗ không được sử dụng thuốc trừ rầy chứa hoạt chất Acetamiprid và không phun thuốc vào buổi sáng để tránh gây lép hạt.
- Phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, phun xịt kỹ để hạn chế bệnh đạo ôn cổ lá. Phun ngừa đạo ôn cổ bông, lem lép hạt trước và ngay sau khi lúa trỗ xong.
- Theo dõi, chú ý kỹ để phát hiện bệnh cháy bìa lá, bệnh sọc trong ngay khi những vết bệnh đầu tiên chớm phát trên lá và phun ngay bằng thuốc trừ vi khuẩn. Cần kiểm tra ruộng sau khi phun thuốc, nếu thấy vết bệnh chưa khô nên phun lại lần 2 cách lần 1 từ 7 - 10 ngày.
- Tuyệt đối không bón phân hoặc phun phân bón lá khi lúa đã nhiễm bệnh.
- Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.
- Những diện tích thu hoạch xong lúa Đông xuân cần vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất bằng phẳng, cày ải, phơi đất, cách ly ít nhất 3 tuần trước khi xuống giống lúa Hè thu nhằm tiêu diệt và cắt đứt nguồn sâu bệnh.
- Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm, tăng cường phân lân và kali ngay từ đầu vụ, tưới tiêu nước hợp lý, giúp lúa phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu bệnh và đổ ngã về sau.
- Vận động cộng đồng thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
- Thông báo kịp thời tình hình sâu bệnh mới cho cán bộ địa phương và cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
(Nguồn Chi cục bảo vệ Thực Vật Đồng Tháp)
Bài viết cùng danh mục
- Tình hình bệnh, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tuần từ 29/01/2010 đến 11/02/2011
- Ngư dân mất mùa hến vì sâu biển
- DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 14-21/2/2011
- Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 08/02/2011 đến 14/02/2011
- Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 01/02/2011 đến 07/02/2011
- Thông báo tình hình sâu bệnh lúa trong dịp Tết nguyên đáng 2011
- Thông báo tình hình sinh vật gât hại 7 ngày 25/01/2011 đến 31/01/2011
- Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 18/01/2011 đến 24/01/2011
- Tình hình bệnh, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tuần từ 07/01/2010 đến 14/01/2011
- Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 11/01/2011 đến 17/01/2011
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |