Kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống
Là loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, tôm càng xanh được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần lưu ý những điểm mấu chốt trong quy trình ương.
1. Chọn hình thức ương
Chọn hình thức ao ương (ương ngay trong ao nuôi thịt) nhằm khắc phục được tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu) để theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng tôm hơn.
2. Công trình ương
Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt và giữ được nước; có thể chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết để thay, thuận lợi cho việc vận chuyển tôm giống; gần nơi cung cấp nguồn post. Hệ thống cấp thoát nước và mực nước được bố trí cống cấp và thoát nước dạng chìm, riêng biệt với tổng đường kính cống từ 30 - 50 cm/1.000m2 đặt ở đầu và cuối ao nuôi
3. Chất lượng nước ao
Một số chỉ tiêu môi trường nước thích hợp trong ao ương nuôi tôm càng xanh cần duy trì trong quá trình sản xuất:
- Nhiệt độ: 28 - 300C; Độ trong: 25 - 40 cm; ôxy hòa tan: 4 - 7 mg/l ; Độ pH: 7 - 8; H2S: 0,01 - 0,05 mg/l; NO2: 0,01 - 0,3 mg/l; NH3: 0,05 - 0,7 mg/l
4. Chuẩn bị ao ương
Cải tạo ao: Ao ương trước khi thả giống 7 ngày cần phải được cải tạo đúng quy trình: tát cạn ao; bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho tôm ương; vét bớt bùn đáy chỉ để lại khoảng 10 - 20 cm bùn; san bằng nền đáy dốc về phía cống thoát; đắp bờ, lấp hang hốc; phơi đáy ao 2-3 ngày...
Bón vôi: Dùng vôi sống CaO với liều lượng liều lượng 10 -15 kg/100 m2 nhằm vệ sinh, khử trùng ao ương và phòng bệnh cho tôm; Gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai thật kỹ với liều lượng 100 - 150g/m3 nước, cần ngâm trong nước 1 ngày, sau đó rải đều khắp mặt ao để tránh phân bị trôi dạt về phía góc ao.
Thả giống: Chọn giống: postlarvae có ngày tuổi từ 12 - 15 kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc đặc trưng; Mật độ thả: ương với mật độ vừa phải từ 150 - 200 con/m2 tùy vào trình độ kỹ thuật, nhu cầu con giống, khả năng cung cấp thức ăn cho tôm; Thời điểm thả ương: từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 dương lịch.
Nguồn Thuỷ sản Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Nuôi cá rô phi trong môi trường nước lợ
- Nuôi ếch trong vèo
- Mô hình nuôi cá lóc Nhím bằng thức ăn viên đạt hiệu quả
- Bò thịt chỉ nên nuôi tối đa tới 20 tháng tuổi
- Bạc Liêu: Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng
- Cách chọn tôm bố mẹ
- Địch hại trong ao ương cá
- Quảng Ninh: Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn
- Sản xuất thành công giống ốc hương
- Mô hình "chung cư lợn" 40 tỷ đồng
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |