Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Hình ảnh minh họa, nguồn internet

Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Cúm trên gia cầm, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để xảy ra trường hợp người bị nhiễm, tử vong vì bệnh CGC trong thời gian tới.

Ngày 12/02/2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan, chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực và khẩn trương thực hiện các nguồn lực như Ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”; Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY ngày 26/11/2024; Công văn số 9604/BNN-TY ngày 17/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Đối với địa phương có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày, cần tập trung các nguồn lực để khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan diện rộng; thực hiện công bố dịch và tổ chức phòng, chống dịch theo đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán
chạy, giết mổ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh.

Rà soát, tổ chức tiêm phòng mới, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm; Tổ chức tốt việc giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các trường hợp dương tính với vi rút CGC, các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng và thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm.

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin CGC cho đàn gia cầm; Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm từ gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm.

Nguồn: 980/BNN-TY

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...