Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hình ảnh minh hoạ, nguồn internet

Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Ngày 17/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở,ngành và chính quyền các cấp  chủ quan, không lơ là trong công tác,chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cường triển khai các biệnpháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thúy, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trong đó Rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi; trong đó chú ý tiêm phòng đầy đủ đối với các bệnh (Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Dại,…) tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao, địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại,…; Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiệnsớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp
thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định hiện hành; Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm làm giống và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam; Khẩn trương hoàn thiện việc phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương năm 2025 và các năm tiếp theo; trong đó cần bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác tiêm vắc xin phòng các bệnh; kinh phí chủ động giám sát, cảnh báo và phục vụ
xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; kinh phí triển khai các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật; kinh phí mua thuốc sát trùng và chi trả tiền công cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

Chi tiết mời xem Công văn số 9604/BNN-TY

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...