Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng được quan tâm thực hiện góp phần trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 27/3/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Minh Tuấn đã ký ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND về việc triển khai thực hiện bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong toàn bộ hệ thống chính trị. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang phải chấp hành, gương mẫu và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời, xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài; là nghĩa vụ của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị để xây dựng tỉnh Đồng Tháp ngày càng "xanh - sạch - đẹp"; Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến xã, ấp, khu dân cư nông thôn và khu vực đô thị để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cả về nội dung, hình thức, cách vận động theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả; mỗi cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải có ý thức chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tuyên truyền vận động người thân, nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; làm chuyển biến, thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức, ý thức trong toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, theo phương châm trong trước (cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động phải nêu gương, chấp hành, xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm), ngoài sau (quần chúng nhân dân hưởng ứng, chấp hành thực hiện) tạo hiệu ứng lan tỏa ra toàn thể cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Từng bước giảm nhanh và tiến đến mục tiêu chấm dứt các hành vi xả rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng không đúng nơi quy định của hộ gia đình, cá nhân và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài; là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị để xây dựng tỉnh Đồng Tháp ngày càng "xanh - sạch - đẹp"; Tổ chức, vận động nhân dân tham gia vào các mô hình bảo vệ môi trường, trồng cây xanh trên các tuyến đường giao thông tạo ra cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí “xanh - sạch - đẹp’’. Tiếp tục duy trì các hoạt động “Ngày thứ bảy, chủ nhật xanh - sạch - đẹp”, phân loại chất thải rắn sinh hoạt “hành động nhỏ, hiệu quả lớn”, phong trào “nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, ...

Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế cơ quan, đơn vị và địa phương, lựa chọn những hoạt động phù hợp để tổ chức thực hiện với các nội dung sau: (1) Ra quân tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cỏ dại, thu gom rác thải dọc các tuyến đường, vỉa hè; vận động chủ sử dụng các khu đất trống có nhiều rác nằm dọc các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường trục chính và hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trên các tuyến đường nội ô chung tay dọn dẹp vệ sinh, tự bố trí thùng chứa rác, không xả rác ra đường phố, tổng vệ sinh cơ quan, đơn vị hàng tuần; (2) các chủ phương tiện vận tải (xe khách, xe bus, taxi, tàu, phà,...) phải trang bị thùng, sọt đựng rác, trang trí panô, áp phích có ý nghĩa để tuyên truyền, vận động, có trách nhiệm nhắc nhở, yêu cầu hành khách bỏ rác vào thùng, sọt, không xả rác ra môi trường. Các bến xe, khu vực đỗ xe, bến phà, khu vực tàu ghe neo, đậu phải đảm bảo vệ sinh môi trường thường xuyên, liên tục; (3) các điểm tham quan, du lịch, chủ nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú phải trang bị thùng, sọt đựng rác, trang trí panô, áp phích có ý nghĩa để tuyên truyền, vận động, có trách nhiệm nhắc nhở, yêu cầu khách du lịch bỏ rác vào thùng, sọt, không xả rác ra môi trường.

Theo đó UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Tỉnh; phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong công tác thực hiện bảo vệ môi trường và các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; tham mưu, xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; quan tâm công tác kiểm tra sau thẩm định, phê duyệt thủ tục hành chính về môi trường, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở chăn nuôi tập trung theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo kế hoạch này Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn quản lý; Kịp thời khen thưởng và biểu dương các tổ chức, đoàn thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, chú trọng khen thưởng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay để tạo thành phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh.

Nguồn: Kế hoạch 110/KH-UBND ngày 27/3/2023

Nguyễn Hưng

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...