Kỹ thuật trồng bắp trên đất lúa ở ĐBSCL
Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác.
Cây bắp không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. SX bắp cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: Năm 2001 tổng diện tích bắp là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2012, diện tích bắp cả nước 1.121.000 ha, năng suất 43,1 tạ/ha, sản lượng trên 4,8 triệu tấn.
Tuy vậy, cho đến nay SX bắp ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài trên 1,2 triệu tấn bắp hạt. Bắp là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng.
Protein: Bắp có trung bình 10,6% protein, protein chính của bắp là zein.
Lipit: Lipit trong hạt bắp toàn phần từ 4 - 5%, phần lớn tập trung ở mầm. Trong chất béo của bắp có 50% là axit linoleic, 31% là axit oleic, 13% là axit panmitic và 3% là stearic.
Gluxit: Gluxit trong bắp khoảng 69% chủ yếu là tinh bột. Ở hạt bắp non có thêm một số đường đơn và đường kép.
Chất khoáng: Bắp nghèo canxi, giàu photpho.
Vitamin: Vitamin của bắp tập trung ở lớp ngoài hạt bắp và ở mầm. Bắp cũng có nhiều vitamin B1. Riêng bắp vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A), màu hạt bắp càng cam đỏ thì hàm lượng Caroten càng cao.
Trước nhu cầu sử dụng bắp làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia tăng nên Bộ NN-PTNT khuyến khích nông dân và tìm giải pháp phát triển luân canh cây bắp trên đất lúa ở ĐBSCL. Hiện nay diện tích trồng bắp ở các tỉnh ĐBSCL tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, tổng diện tích trồng năm 2012 hơn 15.000 ha.
Ở ĐBSCL bắp được trồng các vụ trong năm, trong đó vụ ĐX và XH là vụ chính. Phần lớn diện tích trồng lúa ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp), Chợ Mới, An Phú ( An Giang), được thay thế bằng cây bắp lai trong vụ XH. Nhiều nông dân ở An Giang, Đồng Tháp còn có mô hình luân canh lúa ĐX, bắp lai XH, lúa HT, hoặc bắp HT. Tập quán trồng bắp lai của nông dân ở ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ giới hạn ở chân đất rẫy.
Một vài năm gần đây do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ XH không cao nên nhiều hộ gia đình đã thay thế vụ này bằng một vụ bắp lai. Kỹ thuật trồng bắp lai trên đất rẫy cũng khác hẳn cách trồng trên đất trồng lúa. Trong điều kiện thường xảy ra thiếu nước vào mùa nắng và dịch bệnh trên lúa phát triển nhiều (rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá) thì việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây màu là hoàn toàn hợp lý.
Cty TNHH Dekalb Việt Nam thuộc Tập đoàn Monsanto Hoa Kỳ đã tiên phong phối hợp với Sở NNPTNT, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến nông và Phòng NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL cùng hàng trăm hộ nông dân kiên trì thực hiện nhiều mô hình trồng bắp lai trên chân đất lúa, chuyển giao TBKT cho bà con nên kết quả đem lại thật mỹ mãn, vượt qua sự mong đợi của các nhà quản lý địa phương và bà con nông dân nơi tham gia mô hình chuyển đổi.
Kỹ thuật canh tác
Chuẩn bị đồng ruộng: Sau khi thu hoạch lúa tiến hành dọn sạch cỏ bờ bao và cắt gốc rạ theo hàng. Cứ 1,2 m đào một rãnh sâu 30 cm, rộng 30 cm để giúp cho việc tưới tràn và thoát nước khi mưa nhiều. Bơm nước lên ruộng cho ngập một ngày đủ để đất mềm rồi rút hết nước đi.
Gieo hạt: Sau khi rút hết nước không cần xới đất, chỉ cần dùng gậy để chọc lỗ, mỗi hốc gieo 1 hạt (gieo thêm 10% bên ngoài để trồng dặm), khoảng cách hàng là 50 cm, cây cách cây là 18 - 20 cm, lượng giống dùng từ 30 - 35 kg/ha. Sau khi gieo hạt, dùng tro trấu lắp hạt lại làm cho hạt nảy mầm nhú lên khỏ mặt đất rất nhanh.
Giống: Là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc chuyển đổi mô hình. Hiện bộ giống bắp lai trên thị trường rất đa dạng, song hiệu quả kinh tế đem lại cao nhất cho mô hình chính là ở bộ giống bắp lai Dekalb. Ưu điểm của bộ giống bắp lai Dekalb là TGST ngắn, từ trồng đến thu hoạch chỉ 95 - 100 ngày.
Bộ lá gọn, phiến lá gọn và tán lá mọc thẳng đứng cộng với bộ rễ chân kiềng vững chắc và cây sạch bệnh giúp cho việc trồng dày, gia tăng số cây trên đơn vị diện tích được dễ dàng, chống được đổ ngã vào cuối vụ.
Ngoài ra, tỷ lệ tách hạt cao, màu hạt cam đỏ, độ ẩm hạt thấp và chất lượng hạt tốt trong và sau thu hoạch đã giúp cho các thương lái mạnh tay mua vào, thu hoạch đến đâu, thương lái thu mua đến đó. Bộ giống bắp lai của Cty Dekalb là DK9901, DK9955, DK6919, DK8868 và mới nhất là giống DK6818 đều phụ hợp vùng này, năng suất bình quân đạt trên từ 12 - 14 tấn/ha.
Đối với khu vực nằm trong đê bao, do không phải chịu áp lực thu hoạch sớm để tránh lũ nên cả bộ giống trên đều rất phù hợp. Riêng đối với khu vực nằm ngoài đê bao hoặc vùng ảnh hưởng của nước lũ, nên chọn giống ngắn ngày là DK6919 và DK6818 (TGST 90 - 95 ngày) là hợp lý.
Tưới nước: Việc lắp hạt bằng tro trấu đã đủ giữ được độ ẩm cho bắp nảy mầm. Ở giai đoạn đầu bắp còn nhỏ thì cần phải tưới bằng thùng hoặc tưới máy có gắn bông sen. Sau khi bắp được 15 -20 ngày tuổi là có thể tưới tràn. Khi tưới tràn người dân thường lợi dụng con nước lớn cho nước vào ngập cả đám ruộng, mực nước trên ruộng từ 2-3 cm. Sau khi cho nước ngập 1-2 giờ là phải rút hết nước ngay, cần phải khơi các rãnh thoát nước để nước rút hết ngay trong ngày. Để nước đọng sẽ làm cây kém sinh trưởng hoặc sẽ chết. Chú ý đến giai đoạn gần thu hoạch thường có mưa nhiều cũng phải thường xuyên đi khơi nước, tránh để nước tồn đọng trong ruộng sẽ làm chất lượng hạt.
Làm cỏ: Sau khi gieo giống và lắp tro trấu xong, dùng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm như Maizine 80WP để phun diệt cỏ suốt vụ. Liều lượng sử dụng là 2,5-3,0 kg/ha, pha với 400 lít nước.
Sau khi trừ chi phí mỗi héc ta bắp lãi trên 25 - 30 triệu đồng, lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa. Khác với tình trạng đầu ra của các loại nông sản khác, đầu ra của bắp lai thương phẩm rất ổn định. Hiện bắp thương phẩm ở ĐBSCL bán rất dễ, thương lái không ép giá và tổ chức thu mua tận nơi.
Bón phân: Công thức phân bón cho bắp thích hợp là 160-180:90:60-90 kg NPK/ha (tương đương 300 - 400 kg urea, 500 kg super lân, 100 - 150 kg KCl). Phân lân được bón lót toàn bộ. Đạm được bón làm 3 lần: lần 1 lúc 7 - 10 ngày sau gieo 30%, lần 2 lúc 15 - 20 ngày sau gieo 50 % và lần cuối 20% lúc 40 - 45 ngày sau gieo. Phân KCl được bón hai lần: lần một cùng với lần bón đạm thứ 2, bón 50%; lần hai bón trước khi cây trổ cờ 50% phần còn lại.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu đục thân, đục bắp là loại sâu làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất hạt bắp thương phẩm. Phòng trừ các loại sâu này bằng cách dùng các loại thuốc được dùng như Basudin 50 ND, Furadan 10H, regent rải vào nõn lá 2 lần trong giai đoạn 30 và 45 ngày. Các bệnh chính trên bắp như gỉ sắt, khô vằn, thối gốc... phòng trị bằng thuốc Validacin, Anvil, Zineb 75 WP, Rovral, Foraxyl 35WP… ở giai đoạn sau gieo từ 20, 30, 40 ngày.
Thu hoạch khi trái trên ruộng đã chín hoàn toàn, ẩm độ hạt 28 - 32% (vỏ bi từ vàng chuyển sang khô). Ủ trái thành từng đống lớn 2 - 3 ngày, dùng máy đánh tách hạt. Phơi hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14 - 15%.
Hiệu quả kinh tế của vụ lúa XH, HT, TĐ đều cao hơn nhiều so với trồng lúa, nhiều bà con tham gia mô hình chuyển đổi ở An Giang, Đồng Tháp đều đạt năng suất từ 1,4 - 1,6 tấn/công lớn (1.300 m2), tương đương 10,8 - 12,3 tấn/ha. Với giá bắp lai thương phẩm bán được 4.500 đ/kg sẽ cho thu nhập từ 50 - 55 triệu đồng/ha.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Để sen tỏa ngát hương
- Kỹ thuật điều khiển chanh ra hoa vụ nghịch
- Trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính
- Kết quả trình diễn phân bón vi sinh Bio – One trên ruộng lúa
- Nhà vườn Châu Thành bước đầu thành công trong việc phòng trừ sâu đục trái
- Quảng Trị: Hiệu quả mô hình trồng lạc mật độ cao
- Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi
- Làm giàu từ mô hình trồng mía theo cánh đồng mẫu lớn
- Sản xuất lương thực, thực phẩm sạch đang lên ngôi
- Một số giải pháp phòng chống hạn và mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |