Thẳng thừng từ chối
Người dân thẳng thừng từ chối học nghề nhưng nghịch lý là nhiều trung tâm dạy nghề vẫn mọc như nấm. Thế nên, người ta đành chạy vạy "xin lớp" để có thể giải ngân tiền của Nhà nước. Điều này đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có Thừa Thiên - Huế...
Chỉ nhận tiền phụ cấp rồi... lặn
Xã Phong Hiền huyện Phong Điền (TT- Huế) có hơn 5.000 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, trong đó có gần 1.500 lao động ở ngoại tỉnh. Theo cách nói của ông Trương Diên Hùng - Phó chủ tịch UBND xã thì Phong Hiền có “truyền thống” rời làng đi làm ăn xa bởi toàn xã chỉ có 327 ha lúa.
Cũng chính vì truyền thống đó mà ông Hùng khẳng định rằng hầu hết những lao động rời quê ở Phong Hiền đều là tự phát. Mặc dù theo chủ trương của huyện, chính quyền xã đã đến tận từng thôn từng nhà vận động thanh niên đi học nghề nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Lý do? Ông Hùng cho là bởi mức thu nhập chênh lệch giữa một lao động tại các Cty dù ổn định nhưng lại thấp hơn so với một lao động đi làm ngoài.
Một lao động rời quê bình thường như làm thợ nề, thợ sơn, thợ máy… nếu chịu khó làm lụng, tích cóp mỗi tháng cũng thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng. Trong khi một công nhân vào làm Cty, sau thời gian được đào tạo cao lắm cũng chỉ từ 1-1,2 triệu đồng. Mấy năm trước huyện và xã đã chịu khó đầu tư vốn cho mở lớp đào tạo nghề mây tre đan nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi sau vụ mùa cho nông dân nhưng rồi đành “đứt gánh giữa chừng” do không có ai tham gia.
Đem thắc mắc tìm hỏi Trịnh Thanh Thức, một trong ít thanh niên hiếm hoi còn bám ruộng ở thôn Cao Ban. Bản thân Thức thực chất cũng chẳng mặn mà gì với ruộng. Từng mong muốn kiếm một việc làm ổn định nào đó trên địa bàn để tiện chăm sóc bố mẹ già, nhường suất đi xa cho các em nên Thức xin vào học cơ khí ở trung tâm dạy nghề huyện. Nhưng sau 3 tháng đào tạo nghề mà vẫn không xin được việc anh đành chấp nhận quay về làm ruộng. Mấy đứa em Thức thấy bài học của anh vội vàng đi theo đám bạn đang làm thợ sơn ở Đồng Nai chứ không thèm xin vào học ở mấy trung tâm dạy nghề.
Mặc dù đã gần hết tháng ba nhưng khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đầu tiên trong năm 2009 của Trung tầm dạy nghề huyện Phong Điền vẫn chưa thể khai giảng vì thiếu học viên. Các các bộ trung tâm không kể ngày nghỉ, tất bận về tận thôn xóm khảo sát, tuyên truyền vận động nhưng vẫn không tìm ra lao động có nhu cầu học nghề. “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn không được thu học phí, thậm chí nhiều trường hợp đến học nghề mỗi tháng còn nhận được 150 ngàn tiền phụ cấp nhưng vẫn không ai mặn mà. Họ thà chấp nhận đi làm ngoài có bấp bênh hơn một tý nhưng lại tự do”, ông Nguyễn Ngọc Thu - Giám đốc trung tâm dạy nghề Phong Điền phàn nàn.
Theo khảo sát của Trung tâm tại 16 xã và thị trấn thuộc huyện Phong Điền thì toàn huyện có 23.000 lao động có độ tuổi từ 16-35 chưa qua đào tạo nghề. Trong đó số đó số lao động có nhu cầu học nghề chỉ khoảng 7000 người chiếm đa số là học sinh vừa học xong và những nông dân ít ruộng.
Trong 7000 lao động này 50% là lao động nữ có nguyện vọng muốn học nghề may để vào làm ở các Cty. Còn lại 50% cũng có nguyện vọng được đào tạo nghề nhưng sau khi có tấm chứng chỉ nghề lại muốn… bay đi làm tự do. Chỉ tiêu của huyện đề ra cho trung tâm là năm 2009 phải đào tạo nghề cho 1.500 lao động nhưng ông Thu khẳng định rằng nếu suôn sẻ thì từ giờ đến cuối năm may ra cũng chỉ được chừng… 300 người. Nhưng con số ít ỏi đó cũng phải chờ đến tận tháng sáu khi lớp học sinh hết học thì may ra mới có.
Bỏ qua lý do thu nhập của lao động được đào tạo nghề thấp hơn lao động đi làm tự do ông Thu cho rằng nguyên nhân chính của việc lao động nông thôn không mặn mà với việc đào tạo nghề là do các trung tâm có đào tạo thì cũng không thể giải quyết hết được đầu ra.
Bởi ngay như trung tâm dạy nghề huyện Phong Điền mấy năm đầu cũng đào tạo được khá nhiều ngành nghề cho lao động nông thôn và số học viên tham gia không phải là ít. Thế nhưng sau khi học nghề xong chỉ có số lao động nữ học may công nghiệp ra là có các Cty đến tuyển dụng, số lao động học các ngành nghề còn lại như cơ khí, gò hàn… đều phải tự bơi. Thành thử các khóa sau các lao động nản dần nên không thể trách được vì sao lao động nông thôn không mặn mà với đào tạo nghề khi sau vài tháng được đào tạo họ lại phải bắt đầu lại từ đầu.
"Phải đưa vào khuôn khổ"?
Ở Phong Điền, cho dù đa số lao động nông thôn không mặn mà với việc được đào tạo nghề và cho rằng việc đào tạo nghề là “không được gì” thì ông Thu cũng như nhiều lãnh đạo các địa phương vẫn cho rằng phải “đưa họ vào khuôn khổ” là việc cần thiết. Chứng minh cho quan điểm của mình ông Thu đưa ra dẫn chứng là thực trạng không ít trường hợp lao động tại nhiều địa phương không được đào tạo nghề nên khi vào tại các Cty, các KCN không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nên phải quay trở về quê hoặc lang thang làm thợ đụng.
Khi chúng tôi đưa ra các trường hợp các lao động phải trở về quê không biết làm gì, ông Thu cho rằng ở đâu thì không biết chứ ở Phong Điền không có lao động thất nghiệp mà chỉ có lao động nhàn rỗi. Bởi một điều lao động ở quê muốn rời ruộng chỉ có 2 con đường, một là tự do “đi không ai biết về không ai hay” hai là vào trung tâm dạy nghề. Vấn đề nằm ở chỗ phong trào “rủ nhau rời quê” đã ăn sâu vào tiềm thức của nông dân khi họ chấp nhận vào Sài Gòn, ra Hà Nội làm thợ đụng mặc dù thu nhập cũng khá cao nhưng trừ đi chi phí mỗi năm cũng chỉ tích cóp chỉ chừng 5-7 triệu đồng mang về cho gia đình.
Ông Nguyễn Ngọc Thu - Giám đốc trung tâm dạy nghề Phong Điền bày tỏ: “Theo tôi, một trong những nguyên nhân nữa khiến lao động nông thôn không mặn mà với các trung tâm dạy nghề là do “Hội chứng các trung tâm dạy nghề”. Trong khi vấn đề tìm việc làm cho lao động sau khi đào tạo đang khó khăn thì việc các trung tâm dạy nghề mọc lên như nấm không biết để làm gì. Đơn cử như ở Phong Điền, với chừng ấy lao động và nhu cầu đào tạo nghề thì chỉ cần một trung tâm là đủ đáp ứng, thậm chí còn thiếu học viên. Vậy mà các cơ quan, hội còn mở thêm 3-4 trung tâm nữa, giả sử có thu hút được lao động cũng không thể kiếm việc sau khi đào tạo khiến họ ngày càng nản việc đào tạo nghề. Thế nên mới có chuyện ngân sách được cấp để đào tạo nghề không thiếu nhưng vì thiếu học viên nên cứ cuối năm cơ sở này phải sang cơ sở kia “xin lớp” để... giải ngân”. |
Nếu đem so với một lao động chấp nhận vào trung tâm đào tạo nghề rồi ra làm tại một Cty nào đó trên địa bàn “ở nhà mình, ăn cơm bố mẹ” mỗi năm hơn 10 triệu đồng thì thấp hơn thật nhưng lại tự do hơn vui hơn và…oai hơn. “Như đợt vừa rồi ở xã Phong An, hàng trăm thanh niên về Tết rồi không đi nữa. Họ đồng loạt nộp hồ sơ xin vào Cty may mặc VINASIN trên địa bàn, thu nhập cao nhất chỉ chừng 1,5 triệu nhưng được cái gần nhà nên có điều kiện tích cóp hơn”.
Nói thế nhưng ông Thu cũng thừa nhận một điều là hiện tượng trên chỉ như “muối bỏ biển” khi những Cty như VINASIN ở Phong Điền đang là “của hiếm”, chỉ giải quyết được số lao động vừa đủ ở nghề dệt may. Còn nếu những nghề khác đang “bó tay” vì không có doanh nghiệp nào phù hợp.
Từng làm thợ may nhiều năm ở Bình Dương nhưng cuối cùng Nguyễn Thị Thắm không chịu nổi cảnh “làm được đồng nào xào đồng nấy” nên đành trở về nộp hồ sơ vào VINASIN. Với kinh nghiệm mấy năm làm lao động nơi đất khách quê người, Thắm đúc kết: “Em nghĩ nếu các trung tâm dạy nghề đảm bảo được khi học xong sẽ có việc thì lớp tụi em chẳng dại gì đi xa nữa. Nhưng trong hoàn cảnh cả huyện chỉ có một “đầu ra” là Cty may, nhiều lắm cũng chỉ chừng 500 lao động. Trong khi số lao động có nhu cầu phải gấp 5-6 lần con số đó. Nếu đào tạo nghề xong gửi vào các Cty trong Nam thì thà bọn em tự đi còn hơn. Thành thử nói tụi em không mặn mà với đào tạo nghề cũng đúng, mà nói cần đào tạo nghề và cần cả việc làm cũng đúng”.
Chán bôn ba kiếm việc xa quê, nhiều thanh niên Phong Hiền thà quay trở về… làm ruộng chứ nhất quyết không đi học nghề.
(Theo nongnghiep.vn)
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |