HLV tỉnh Thái Bình: Bàn cách cải tạo vườn tạp

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là việc xây dựng chương trình nông thôn mới, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình (HLV) đã tổ chức hội thảo “Định hướng một số loại cây trồng tại vườn nông hộ”. Mục đích tìm biện pháp cải tạo vườn tạp các vùng nông thôn Thái Bình, từ đó định hướng người dân phát triển các loại cây trồng có chế độ dinh dưỡng cao, có hiệu quả kinh tế để nhân rộng trên địa bàn.

Thái Bình là một trong những địa phương có truyền thống và phong trào làm vườn sôi nổi. Từ lâu những khẩu hiệu như: “Phá dậu tre đè dậu mây”, “Phá dậu gai cài dậu quả”, “Phong trào thi đua sản xuất VAC giỏi”, “Phong trào tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”… được các cấp HLV tỉnh và nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, HLV tỉnh Thái Bình còn đứng ra cung ứng giống cây trồng cho các hộ nhân rộng như: Nhãn, vải, táo, na, hồng xiêm, cam, đu đủ, rau ngót, rau dền… Nhờ vậy, tính đến năm 2002, toàn tỉnh đã cải tạo được 5.753,6/ 7.084,4ha vườn tạp (chiến 81,2%) tổng số diện tích vườn trên địa bàn tỉnh.

Kết quả là vậy, nhưng do điều kiện phát triển kinh tế, xã hội địa phương, các vườn cây căn quả dần bị tạp hóa, từ những loại cây trồng ban đầu, người dân đã trồng thêm các loại cây trồng khác trong vườn với mong muốn thử nghiệm và tìm ra cây trồng phù hợp nhất. Hoặc như tâm lý học tập kinh nghiệm làm vườn ở các hộ khác, địa phương khác, hễ cứ thấy ở đâu có cây trồng hay, hiệu quả là người dân học cách làm và áp dụng ngay… Những nguyên nhân trên đã khiến vườn cây của các hộ dân bị tạp hóa, nhiều loại cây đua chen phát triển khiến hiệu quả kinh tế không cao, chất lượng quả thấp, đất đai bị bạc màu… gây thiệt hại kinh tế cho các hộ gia đình.

Từ những nguyên nhân trên, ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch HLV tỉnh Thái Bình cho biết: “Nếu cứ để tình trạng tạp hóa vườn cây tiếp diễn như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế gia đình, đặc biệt là đi ngược lại với tiêu chí tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Vì vậy, HLV tỉnh Thái Bình nhận thấy cần phải có một Hội thảo nhằm thu hút ý kiến đóng góp của các chuyên gia khuyến nông, chuyên gia kinh tế, người làm vườn, các chủ trang trại trong tỉnh, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm ra hướng cải tạo vườn tạp và các loại cây trồng chủ đạo, hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã sôi nổi đóng góp ý kiến, trong đó có rất nhiều ý tưởng hay nhằm giải quyết thực trạng trên, ông Nguyễn Thiều Lai, Ủy viên BCH HLV huyện Đông Hưng cho biết: “Việc cải tạo vườn tạp là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, nhưng cải tạo phải dựa trên cơ sở khoa học, lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất, từng khu vực và địa phương cụ thể. Về các biện pháp này chúng tôi cũng đã áp dụng phát triển trên địa bàn huyện Đông Hưng như các mô hình trồng cây hồng xiêm tại xã Đông Giang, mô hình trồng tre Bát Độ trên các bãi sông ở xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) rất hiệu quả, vừa có lợi ích kinh tế, vừa chống sói mòn, sạt lở, tạo nên mô hình kinh tế đặc trưng của địa phương”.

Ông Trần Quốc Tịch, Trưởng phòng Cây ăn quả, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Thái Bình nhận định: “Thái Bình là địa phương có nhiều ưu thế trong phát triển các loại cây ăn quả, với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác… đều là những tiềm năng để phát triển cây ăn quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thế nhưng, theo thời gian và điều kiện kinh tế thị trường, các loại cây ăn quả nổi tiếng một thời của tỉnh như: ổi Bo, cam giấy… lại mất dần thương hiệu và vắng bóng trên địa bàn do người dân không chú trọng phát triển là một điều cực kỳ đáng tiếc. Để chuyển đổi, cải tạo các vườn tạp, dưới góc nhìn khoa học tôi thấy cần phải thực hiện các biện pháp sau: Nhóm cây cho quả thường xuyên tiện dụng, dễ trồng và chăm sóc cần trồng các loại cây như: Bưởi, ổi, chuối, hồng xiêm, đu đủ…; nhóm cây lâu năm cho quả theo mùa cần quan tâm đến các loại cây như: Nhãn, cam, quý, xoài, na… trong đó, cần phải tập chung vào khâu phát triển giống, nhất là các loại giống chất lượng cao, được thị trường rất ưa chuộng hiên nay như: Mít Thái Lan, ổi Bo, ổi Đài Loan, cam Mỹ… Đặc biệt là UBND tỉnh cần có biện pháp cấp thiết để bảo vệ, phát triển cây ổi Bo, cam giấy gắn liền với biện pháp nhằm cải tạo vườn tạp để có hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.

Cũng tại Hội thảo, Tiến sỹ Trần Duy Khanh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đánh giá: “Việc cải tạo vườn tạp kém hiệu quả để phát triển các loại cây đặc sản của từng địa phương, từ đó phát triển kinh tế, giúp người dân làm giàu là việc cầm làm ngay. Do vậy, trong thời gian tới cần phát huy công tác làm vườn ngay tại các hộ dân, các thôn, xóm với các vườn cây, ao cá cụ thể của người dân. Nhưng tôi thấy, để làm được việc này thì HLV tỉnh cần kiến nghị lên UBND tỉnh Thái Bình để có hướng cải tạo, phát triển kinh tế vườn hiệu quả, nhất quyết không để sảy ra tình trạng bỏ phí đất, phí vườn và nhân công lao động do vườn cây bị tạp hóa, không hiệu quả như hiện nay”.

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu đều nhất trí cao về các biện pháp cải tạo vườn tạp là mỗi vườn cây chỉ nên phát triển từ một đến hai loại cây chủ đạo đã khẳng định được hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của địa phương, giúp người dân các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình đẩy mạnh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn tại các nông hộ. Do đó, trong thời gian tới HLV tỉnh Thái Bình cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức các Hội thảo, đẩy mạnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật, định hướng người dân cải tạo lại vườn cây nhà mình, từ đó lựa chọn một số loại cây trồng chủ đạo để phát triển kinh tế vườn.

Nguồn kinhtenongthon.com.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...