Công tác Khuyến công góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội

Công tác Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC-TVPTCN) tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, khẳng định vai trò trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Riêng hoạt động Khuyến công trong năm qua đã tiếp tục góp phần cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xác định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong năm, các chương trình, đề án Khuyến công quốc gia đều triển khai đúng tiến độ và đạt được yêu cầu. Điển hình như đề án “Hỗ trợ xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh” và Đề án “Đào tạo nghề may công nghiệp” do Trung tâm phối hợp Công ty CP Sao Mai thực hiện... Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư, Trung tâm KC-TVPTCN đã tổ chức nhiều cuộc vận động để giới thiệu, quảng bá, kêu gọi đầu tư để phát triển CN-TTCN; Ký hợp đồng và hợp tác với Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ TPHCM nhằm mục đích khai thác, cung cấp các thông tin khoa học công nghệ để nghiên cứu, lưu trữ và hỗ trợ theo yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh. Đây là hoạt động mà Trung tâm KC&TVPTCN đã đáp ứng được nhu cầu thiết thực cho những đơn vị sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực CN-TTCN. Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên trao đổi, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, địa phương, đoàn thể tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, những vướng mắc, khó khăn để có hướng giải quyết tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.
Việc nâng cao năng lực quản lý cho các cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp thông qua các chương trình “Khởi sự doanh nghiệp” và “Tăng cường khả năng kinh doanh” ít nhiều đã làm thay đổi tư duy, nhận thức, trang bị kiến thức cơ bản cho người chuẩn bị hoặc mới bắt đầu kinh doanh cũng như những người đang kinh doanh nhưng còn yếu. Từ đó, giúp củng cố và phát triển thêm nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Vận dụng từ nguồn kinh phí Khuyến công địa phương, Trung tâm KC&TVPTCN đã lập đề án trình UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt hỗ trợ với tổng kinh phí là 110 triệu đồng cho các cơ sở sản xuất tiểu - thủ công nghiệp bao gồm những máy móc, thiết bị như: dây chuyền sản xuất bột (TX SaĐéc), máy chẻ nan tre (huyện Lai Vung), 5 máy dệt chiếu (huyện Tháp Mười)... Việc hỗ trợ đầu tư, ứng dụng, đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ tạo một bước chuyển biến tích cực trong việc hiện đại hóa sản xuất, giảm lao động thủ công nặng nhọc, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của sản phẩm. Từ đó, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Trong năm, Trung tâm đã phối hợp tổ chức được 26 lớp dạy nghề nông thôn, có hơn 900 học viên được đào tạo nghề; tỷ lệ học viên có việc làm ổn định sau khi học nghề đạt 65% số lượng học viên. Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn gắn với các cơ sở tiểu - thủ công nghiệp nông thôn. Công tác đào tạo nghề nông thôn gắn với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ngày càng được khôi phục, phát triển và mở thêm nghề mới, thu hút nhiều lao động nông nhàn ở nông thôn,... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, ổn định trật tự xã hội, làm thay đổi dần bộ mặt ở nông thôn, tạo động lực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành CN-TTCN giảm bớt sự di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. Ngoài ra, đào tạo nghề và tạo việc làm còn giúp sử dụng nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phương...
Ông Huỳnh Văn Chiến (Giám đốc Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh Đồng Tháp) cho biết: “...Đạt được những thành quả trên là nhờ sự quan tâm của Cục Công nghiệp địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh; sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành. Đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp đã đi sâu, đi sát trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ những ngày đầu của năm 2010. Bên cạnh đó, phải kể đến sự phối hợp tốt của các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương cùng với các doanh nghiệp; sự đoàn kết thống nhất trong Ban lãnh đạo Trung tâm đã chỉ đạo tập thể Trung tâm tổ chức triển khai kế hoạch đồng nhất có hiệu quả...”.
Nguồn Báo Đồng Tháp
Bài viết cùng danh mục
- Liên kết 3 nhà trong đào tạo nghề cho nông dân
- Giá cho tôi một điều ước ...
- Đất đai, đào tạo nghề và vốn?
- Vốn nghèo "sợ" người nghèo
- Nông dân muốn học gì, học ở đâu sẽ được đáp ứng
- Sẽ hiệu quả, nếu...
- Thẳng thừng từ chối
- Quanh quẩn thêu ren, mây tre đan
- Chúng em chỉ mong có cái đầu ra
- Học nghề cũng phải... chạy
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |