Sẽ hiệu quả, nếu...
Về thôn Văn Giáo (xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) hỏi nông dân về chuyện học nghề, tôi ngạc nhiên thấy ai cũng nhắc tới Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Chuyện nông dân đi học nghị quyết nghe cứ tưởng như “không phải thế” nhưng lại đang thu hút hàng vạn nông dân Vĩnh Phúc hào hứng tham gia.
Hội trường thôn Văn Giáo hôm ấy có đến hơn 100 nông dân ngồi chăm chú như nuốt từng lời của anh giảng viên trẻ. Chị Dương Thị Bưởi (thôn Văn Giáo) giảng giải: “Dễ hiểu thôi, cán bộ bảo đến năm 2015 thì ruộng ở thôn Văn Giáo sẽ bị thu để xây dựng nhà máy. Thanh niên như thằng út nhà tôi sẽ phải đi học nghề mới vào làm trong nhà máy được. Tiền đền bù đất không nên xây nhà to, mua xe đắt tiền mà phải giữ lại để học nghề, tạo vốn làm ăn. Còn như chúng tôi giờ còn làm ruộng, chăn nuôi thì phải đi học kỹ thuật, rồi thì vay vốn ở đâu? Làm cách nào để được vay được tiền ngân hàng...
Tóm lại, cái gì chúng tôi cũng phải học. Muốn học cái gì, học ở đâu giáo viên cũng chỉ tất. Quả thật, mấy chuyện đó chúng tôi cũng nghe bập bõm trên ti vi nhiều, nhưng qua 4 ngày đi học, chúng tôi mới hiểu có đầu có đuôi”. Chị Bưởi cho biết, để có mặt ở lớp học đúng 8h sáng, bà con trong thôn phải dậy sớm sắp xếp công việc. Có người còn tranh thủ ra đồng nhưng không ai chịu bỏ học.
Ông Dương Văn Hưởng - trưởng thôn Văn Giáo cho biết, lúc thông báo cho bà con, nhiều người bảo: “Học chính sách thì cán bộ mới học thôi, mình nông dân thì biết gì mà đi”. Vì thế ngày đầu chỉ có năm sáu chục người đi, ngày thứ 2, người đi học về mách lại cho người khác, rồi đến ngày thứ 3 thì hội trường thôn hết chỗ ngồi.
“Tôi từng làm chủ nhiệm HTX nông nghiệp ở Tân Lập - một xã chỉ sống dựa vào cây lúa nhưng bây giờ vẫn phải theo học khóa huấn luyện nghề trồng lúa của Nghị quyết 03 của tỉnh. Bản thân tôi hiện vẫn đang làm 4 sào ruộng. Bây giờ sâu bệnh nhiều quá. Năm ngoái, bệnh khô vằn, sâu đục thân hoành hành cho tới lúc trổ đòng, nhà nào cũng phun thuốc sâu nhưng mỗi nhà phun một loại thuốc, có nhà khỏi bệnh, có nhà mất trắng. Cách chăm bón các giống lúa mới bây giờ cũng khác xưa quá nhiều, trong khi bà con làm ruộng ở Tân Lập xưa nay vẫn quen với cách làm cũ. Chủ trương huấn luyện nghề cho nông dân mà tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra tôi cho là rất hợp lí. Trong xã hiện có 5 lớp huấn luyện nghề trồng lúa đang triển khai, riêng thôn Cẩm Bình Kha đã có gần 100 người tham gia rất nghiêm túc. Hầu hết bà con học xong đã biết nhận biết các loại bệnh, mua thuốc trừ sâu loại nào để trị bệnh đó. Rồi thì mua ở đâu để đảm bảo chất lượng, phun thuốc thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe”, ông Hà Như Hiểu - 67 tuổi (thôn Cẩm Bình Kha, xã Tân Lập, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) |
Ông Đường Văn Toán - Trưởng BQL Đề án bồi dưỡng - nâng cao kiến thức cho nông dân (Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc) cho rằng, nông dân hiện nay muốn tìm nơi học nghề cũng chẳng biết đường nào mà lần. Bên cạnh đó, hầu như họ chưa hiểu lí do sâu xa vì sao lại đi học nghề nên nhiều chương trình đào tạo nghề cho nông dân rất khó thực hiện. Đề án “Bồi dưỡng - nâng cao kiến thức cho nông dân” (thực hiện theo Nghị quyết số 03/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, Huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010) được triển khai nhằm nói rõ cho nông dân biết vì sao họ phải học nghề.
Trong thời gian 4 ngày, nông dân sẽ được nghe 3 chuyên đề lớn gồm: Chính sách nông nghiệp - nông dân - nông thôn; vấn đề về lao động - việc làm cho lao động nông thôn; vấn đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong cơ chế thị trường. Những kiến thức truyền đạt cho nông dân được cụ thể hóa thành các vấn đề gần gũi với nông dân Vĩnh Phúc để ai cũng hiểu được.
Giảng viên Nguyễn Anh Tuấn nhớ lại: “Mỗi nông dân đi học sẽ được hỗ trợ 10 nghìn đồng/buổi nên ban đầu chúng tôi băn khoăn nếu không được hỗ trợ tiền thì họ có đi không. Khi về giảng cho nông dân, chúng tôi mới ngã ngửa rằng lâu nay có nhiều điều mình tưởng nông dân họ biết hết nhưng thực ra họ chẳng biết gì. Chính vì “khát” thông tin như thế nên mặc dù mỗi lớp học chỉ giới hạn 100 học viên nhưng đa số đều vượt số lượng”.
Ông Đường Văn Toán cho rằng, Đề án bồi dưỡng - nâng cao nhận thức cho nông dân chính là bước khởi đầu đánh thức nông dân tự giác tìm đến với đào tạo nghề. Đến nay, nông dân Vĩnh Phúc đã biết mình đi học nghề để làm gì, lựa chọn nghề gì để học, học ở đâu... Việc thực hiện chương trình huấn luyện nghề cho nông dân sau đó đã triển khai hết sức thuận lợi. Đến nay, hơn 50% nông dân Vĩnh Phúc đã được học các lớp bồi dưỡng - nâng cao kiến thức do Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì. Theo kế hoạch đến năm 2010, 100% nông dân Vĩnh Phúc sẽ cơ bản nắm bắt được các kiến thức về sản xuất hàng hóa, thị trường, lao động việc làm… để có thể chủ động tìm nghề cho bản thân.
Cần cái gì, dạy cái đó
Về trọng điểm trang trại ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hỏi những chủ trang trại lớn ở Yên Đồng, Tam Hồng, Đại Tự… về chuyện học nghề, họ tỏ rõ sự phấn khởi: “Nếu có mấy lớp dạy nuôi thủy sản, thú y và kinh tế trang trại như hồi năm ngoái thầy giáo ở tỉnh về dạy thì bọn tôi xông đi ngay. Mất tiền bọn tôi cũng Ok!”. Chỉ tay ra 3 đầm cá rộng gần 5 mẫu, ông Mạc Hồng Sự (thôn Gia, xã Yên Đồng) hồ hởi: “Phải học cả đấy. Nếu không được tham gia mấy lớp đào tạo và huấn luyện nghề nuôi thủy sản của tỉnh thì có lẽ tôi đã vỡ nợ vì mấy ao cá”. Ông Sự kể: “Trước đây nửa đêm cứ thấy ao cá bùn sục lên tanh ngòm, mình ra kiểm tra tưởng có trộm kéo cá, chứ có biết nó là chứng gì. Tới lúc được tham gia lớp đào tạo nuôi thủy sản do Khuyến nông tỉnh tổ chức, cô giáo bảo triệu chứng như vậy tức là ao đang bị ô nhiễm nặng, phải tháo cạn rắc vôi phơi khô.
Thực hiện chương trình “Huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân”, từ năm 2007 đến nay trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc đã mở được trên 650 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho gần 20 nghìn lượt nông dân ở khắp 9 huyện thị trong tỉnh. Về đề án “Bồi dưỡng - nâng cao kiến thức cho nông dân”, đến nay BQL Đề án đã mở được hơn 820 lớp bồi dưỡng thu hút hơn 80.000 lượt nông dân tham gia. Theo phiếu thăm dò của BQL đề án, 98% nông dân Vĩnh Phúc đồng tình ủng hộ chủ trương này của tỉnh. |
Mang tiếng là chủ trang trại lớn nhất nhì xã Yên Đồng nhưng cả đời có bao giờ mình được học hành gì. Cứ đào ao thả cá, rồi thả vịt gà tùm lum xung quanh. Năm đầu vì thế mà đại bại”. Bây giờ thì khác rồi. Tất tần tật từ ươm cá giống, cho đến khâu tìm mối tiêu thụ ông Sự đều có thể tự làm lấy. Có điều không phải tất cả những chủ trang trại nào ở Yên Đồng cũng may mắn được đi học như ông Sự. Cũng may, cuối năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương đưa giáo viên về tận các thôn xã mở lớp dạy nghề. Ai nuôi cá thì đăng ký với trưởng thôn học lớp thủy sản. Ai chăn nuôi đăng ký học lớp chăn nuôi… Nông dân Yên Đồng bảo: “Tỉnh tổ chức dạy như thế là hợp lý. Tôi đang nuôi cá mà xã lại tổ chức dạy nuôi lợn thì tôi đi làm gì cho mất công. Cái đó ai nuôi lợn thì mới phải học”.
Ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Đồng - đơn vị phối hợp triển khai các lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân theo Nghị quyết 03/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc bộc bạch: “Chẳng nói gì nông dân, ngay cán bộ chúng tôi trước đây phải đi bồi dưỡng chuyển giao kỹ thuật cũng thấy ngại. Sở dĩ nông dân ở đây họ hào hứng như thế là vì đi học nghề theo chương trình của Nghị quyết 03, không phải ngồi tì tì nghe giảng như chúng tôi mà cứ học nửa buổi lại được ra ruộng, về tận nhà mình để thực hành. Vả lại chỉ có ai họ cần học thì họ mới đăng ký từ ban đầu. Chúng tôi cứ theo chỉ đạo cấp trên giao, nhà nào không nuôi lợn mà lại đăng ký học nuôi lợn thì cán bộ thôn nhất quyết từ chối không cho đăng ký học”.
(Theo nongnghiep.vn)
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |