Kinh tế hộ phát triển nhờ trồng cây ăn trái

(AGO) - Từ khi trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc... nhiều hộ nông dân (ND) đã linh hoạt chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái như: cam xoàn, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, bưởi da xanh, chanh, hạnh… nhờ đó, nhiều hộ giàu lên từ việc chuyển đổi này.
Đầu ra ổn định
Gia đình ông Mai Trọng Ân (ấp An Tịnh, xã An Thạnh Trung, Chợ Mới) canh tác 1,5ha lúa, do đất của ông nằm trong vùng kiểm soát lũ, nên ông canh tác 3 vụ/năm. Hơn 40 năm trước, vùng đất này chỉ sản xuất lúa mùa nổi. Nay, nhờ có hệ thống đê bao, chính quyền vận động ND sản xuất 3 vụ/năm. Từ 1 vụ chuyển lên 3 vụ nhưng đời sống của gia đình ông Ân vẫn luôn chật vật. “Năm nào trúng mùa thì mất giá. Kể từ khi Việt Nam xuất được lô xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc, chuối tươi, thanh long, chôm chôm, nhãn và nhiều loại trái cây khác vào các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... thị trường trái cây trong nước đã sôi động trở lại, giá cả ổn định, đời sống ND khấm khá” - ông Ân chia sẻ.
Loại cây trồng mà ông Ân lựa chọn là cam sành, cam xoàn, bưởi da xanh… đây là các loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi, cam, bưởi vừa bổ sung các Vitamin, vừa ngon, ngọt, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay, cam xoàn, cam sành, bưởi không chỉ tiêu thụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Campuchia và Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand... Tín hiệu vui từ thị trường, ông Ân đã chuyển 8/15 công đất vườn sang trồng cây ăn trái theo hướng đa canh. Trong số 8 công đất trồng cây ăn trái, ông dành 2,5 công đất để trồng cam sành. Vụ thu hoạch đầu tiên, cam sành vườn nhà ông được thương lái mua 25.000 đồng/kg. Với mỗi đợt hái trái được 4 tấn, sau khi trừ chi phí, ông lời ngót nghét 80 triệu đồng.
Không chỉ có ND xứ cù lao, nhiều ND ở vùng đồng bằng đang chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái. 5 năm trước đây, nhiều nông hộ ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành và TX. Tân Châu bắt đầu chuyển từ trồng lúa sang trồng cam, bưởi, chanh, thanh long, xoài các loại. “Vùng đất Bảy Núi không thể trồng mãi cây lúa, thực tế cho thấy, những hộ trồng lúa đời sống chẳng giàu lên được, chỉ có chuyển sang trồng xoài cát chu, cát Hòa Lộc, bưởi da xanh để xuất khẩu vào Nhật Bản và các quốc gia khác, ND vùng Bảy Núi mới có thể “đổi đời” …” - ông Trịnh Xuân Dũng (xã An Hảo, Tịnh Biên) chia sẻ.
Đưa khoa học vào sản xuất
Để tiến hành trồng cây có múi, 5 năm trước đây, ông Dũng đã lặn lội khắp các tỉnh ĐBSCL để học tập kinh nghiệm của ND các nơi như: Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Mỗi nơi, ông được chia sẻ nhiều kinh nghiệm trồng cây có múi. Tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp), ông được nhà vườn hướng dẫn cách trồng cam xoàn, quýt đường; ND ở Bến Tre thì hướng dẫn ông trồng bưởi da xanh. Sau 1 năm rong ruổi khắp nơi, ông Dũng đã chuyển đất vườn đồi nhà mình sang trồng xoài cát chu và các loài cây có múi khác. Nhờ đa dạng hóa cây trồng mà vườn nhà ông Dũng cho thu nhập quanh năm. “Đưa khoa học - kỹ thuật vào canh tác là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của tôi ngày hôm nay. Bởi, ở vùng Bảy Núi này, mùa nắng rất khô, nếu không nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt thì làm sao cam xoàn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi cho trái xum xuê. Tôi học được điều này là nhờ làm theo ND Israel” - ông Dũng chia sẻ.
Nếu trên diện tích 2,5 công cam xoàn, ông Ân thu hoạch mỗi đợt thấp nhất 4 tấn cam thì trên vùng đất Bảy Núi, sản lượng cam xoàn, bưởi da xanh chẳng chịu thua vùng đồng bằng, điều này một lần nữa khẳng định, khoa học - kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu khi ND chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái. “ND bây giờ đã thay đổi nhận thức, “bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có”. Hơn nữa, nhiều năm gần đây, xuất khẩu gạo gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, trồng lúa không có lời nên ND mạnh dạn chuyển đổi. Chính nhờ điều đó mà đời sống ai cũng giàu lên”- bà Trần Thị Lan (xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.
Đến giữa tháng 9-2017, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của cả nước đạt trên 2,49 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 46,7%. Đến nay, rau, quả Việt Nam đã xuất gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có 14 thị trường, kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt từ 10 triệu USD/năm, trong đó có thị trường Trung Quốc. Như vậy, ngoài gạo và cá tra, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều trái cây của Việt Nam.
Bài viết cùng danh mục
- Những cách nuôi ếch độc đáo giúp chủ nhân thu tiền tỷ mỗi năm
- Làm giàu từ cây kiệu trên đất phèn
- Nuôi cá lóc lãi hơn 100 triệu đồng/1.000 m2 ao nuôi
- Đồng Tháp sản xuất lúa chất lượng cao, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Liên kết - xu hướng tất yếu trong phát triển chuỗi ngành hàng vịt ở Đồng Tháp
- Rộng đường trái cây xuất ngoại
- Làm giàu từ cây kiệu trên đất nhiễm phèn
- Trồng thanh long ruột đỏ theo công nghệ Israel cho hiệu quả cao
- Bí quyết trồng hoa lily thu lãi 1 tỷ đồng/ha?
- Đồng Tháp tuyển chọn 2 giống vừng tránh hạn
Tin xem nhiều
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |